Khi nghĩ đến Elon Musk, người giàu nhất trên thế giới hiện tại và trong lịch sử loài người, người ta nghĩ tới ông là chủ công ty sản xuất xe điện Tesla. Tuy nhiên, SpaceX - startup mạo hiểm chuyên về khám phá vũ trụ và chinh phục sao Hỏa - mới là "bom tấn" với rất nhiều điều thú vị mà chưa được biết tới một cách rộng rãi.
Elon Musk - CEO của SpaceX, công ty đang tiến hành đầu tư và thử nghiệm siêu dự án Starlink - đã tiến hành phóng nhiều vệ tinh vào không gian với tham vọng cung cấp internet tốc độ cao cho toàn cầu.
Starlink là dự án thuộc SpaceX mà không thực sự nhiều người biết tới. Đây là một siêu dự án mạo hiểm, được triển khai với kỳ vọng kết nối tất cả mọi người trên hành tinh bằng mạng lưới vệ tinh thuộc sở hữu tư nhân, hàng ngày và hàng giờ bay trên đầu chúng ta.
Sau rất nhiều năm nghiên cứu và phát triển SpaceX và sau khi nhận được khoản tài trợ 885,5 triệu USD từ Ủy ban truyền thông liên bang vào cuối năm 2020, tiến độ của Starlink được đẩy nhanh một cách trông thấy.
Theo thông báo tháng 1 vừa qua, sau 3 năm miệt mài phóng tên lửa lên tầng khí quyển, công ty đã phóng thành công hơn 1.000 vệ tinh. Vào tháng 6, con số này gần gấp đôi lên mức 1.800 vệ tinh.
Theo thông báo từ Elon Musk vào tháng 2, doanh nghiệp của ông đang cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh tốc độ cao tới hơn 10.000 khách hàng. Nhận được rất nhiều đơn đặt hàng trước từ 14 quốc gia trên toàn cầu, Starlink đã giao 100.000 bộ thu phát sóng Internet vệ tinh.
SpaceX kỳ vọng rằng Starlink sẽ phủ sóng toàn cầu vào cuối mùa thu năm nay. Tuy nhiên, các thủ tục pháp lý sẽ là một trong những điều kiện quan trọng cho tốc độ phủ sóng.
Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị di động thế giới (Mobile World Congress), Elon Musk cho biết Internet của Starlink sẽ phủ sóng toàn cầu, trừ cực Bắc và cực Nam của trái đất bắt đầu từ tháng 8 vừa qua.
Tuy nhiên trong phát biểu hồi tháng 9, ông Musk nói họ đang tiến hành các hoạt động thử nghiệm cần thiết vào tháng 10 và dịch vụ Internet vệ tinh sẽ được phủ sóng rất nhanh.
Việc nghiên cứu, thử nghiệm và tiến hành đầu tư Starlink vấp phải nhiều tranh cãi. Theo cộng đồng các nhà khoa học, các vệ tinh của Starlink đang quay tại tầng thấp của bầu khí quyển, có thể nhìn thấy bằng mắt thường vào những ngày trời quang. Rất nhiều đối thủ cạnh tranh của Starlink (bao gồm Viasat, HughesNet và dự án Kuiper của ông chủ Amazon - Jeff Bezos) nhận thức được điều này nên đã can thiệp về mặt pháp lý để làm chậm tiến độ phát sóng của Starlink.
Starlink là gì?
Starlink chính xác là một bộ phận của SpaceX - công ty tư nhân được định giá tới hơn 100 tỷ USD trong lần gọi vốn gần nhất vào tháng 10. Starlink tập trung phát triển Internet vệ tinh tốc độ cao từ năm 2015 và phóng thành công vệ tinh đầu tiên vào năm 2018.
Các vệ tinh này có thể giúp người dùng kết nối Internet?
Đó chính là mục tiêu hoạt động của Starlink. Giống như một số nhà cung cấp dịch vụ Internet hiện tại được biết đến như HughesNet và Viasat, Starlink muốn cung cấp dịch vụ toàn cầu, đặc biệt tại một số vùng xa xôi mà dịch vụ Internet băng thông rộng không tiếp cận được.
Theo miêu tả từ website của Starlink thì dự án có mục tiêu cung cấp dịch vụ một cách toàn diện, không bị hạn chế bởi các giới hạn về cơ sở hạ tầng mà Internet băng thông rộng đang gặp phải.
Để sử dụng Internet vệ tinh tốc độ cao này, người dùng chỉ cần tiến hành các thao tác đơn giản là cài đặt đĩa vệ tinh, nhận tín hiệu và kết nối cục Wifi thông thường (router). Thú vị hơn là Starlink còn phát triển riêng ứng dụng Starlink trên điện thoại cho hệ điều hành Android và iOS. Hiện tại, chỉ một số khách hàng khu vực Bắc Mỹ tại Mỹ và Canada có thể tiếp cận dịch vụ. Wifi tốc độ cao được công ty kì vọng sẽ phủ sóng toàn cầu trong thời gian tới.
Tên lửa Falcon 9 của SpaceX được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Kenedy hồi tháng 5 (Ảnh: Getty).
Tốc độ của Starlink?
Tốc độ dữ liệu dự kiến là từ 50 đến 150 megabit mỗi giây và độ trễ từ 20 đến 40 mili giây ở hầu hết các địa điểm phát sóng trong vài tháng tới. Việc cài đặt một số trạm phát sóng trên mặt đất sẽ giúp cải thiện tốc độ và độ ổn định một cách nhanh chóng. Elon Musk đã đăng bài trên mạng xã hội Twitter vào hồi tháng 2 rằng ông có kế hoạch tăng gấp đôi tốc độ Internet lên tới 300 megabit vào cuối năm nay.
Chi phí sử dụng dịch của Starlink?
Theo chương trình thử nghiệm, giá của gói cước là 99 USD/tháng, chưa kể thuế GTGT. Chi phí cài đặt, địa vệ tinh và router là 500 USD.
So với chi phí Internet băng thông rộng thì 99 USD là mức giá tương đối đắt. Tuy nhiên, ông Musk tự tin rằng dịch vụ của Starlink rất đáng túi tiền, đặc biệt tại những vùng xa xôi.
Theo chủ tịch của SpaceX Gwynne Shotwell, công ty chỉ áp dụng một mức giá dịch vụ này, không áp dụng giá bậc thang và chi phí cài đặt ban đầu sẽ giảm đáng kể trong vài năm tới.
Có thể đăng ký sử dụng dịch vụ Starlink tại những đâu?
Theo ông Musk, Starlink đang cung cấp dịch vụ tại 14 nước, bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan, Ireland, Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Australia và New Zealand. Khi Starlink tiếp tục phóng vệ tinh thì độ phủ sóng Internet sẽ được tăng lên với tốc độ chóng mặt. Một số quốc gia sẽ được cung cấp dịch vụ trong thời gian tới như Italia, Phần Lan, Tây Ban Nha và Chile.
Theo kế hoạch thì Starlink sẽ cần ít nhất 10.000 vệ tinh để đáp ứng việc phủ sóng toàn cầu. Theo tính toán, để đạt được tốc độ cao theo kế hoạch, công ty sẽ cần phóng thành công 42.000 vệ tinh.
Ưu điểm của Starlink so với Internet cáp quang?
Tuy dịch vụ băng thông rộng được đánh giá là cung cấp Internet với tốc độ cao hơn so với Internet vệ tinh. Tuy nhiên theo Google, tiến độ đầu tư phát triển Internet cáp quang rất chậm so với đầu tư Internet vệ tinh. Hơn nữa, hiện có rất ít nhà cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh nên Starlink sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn rất nhiều với số lượng khách hàng không sinh sống tại các đô thị lớn mà dịch vụ Internet cáp quang có thể không bao giờ khai thác được. Theo thông báo của Starlink, công ty có thể sẽ sử dụng hạ tầng Internet này để tiến hành cung cấp dịch vụ viễn thông.
Khi Elon Musk phát ngôn là lúc thị trường rung chuyển. Tính đến nay, SpaceX là công ty duy nhất trên toàn thế giới thử nghiệm thành công việc hạ cánh, tái sử dụng tên lửa sau khi đi vào quỹ đạo trái đất. Starlink cũng được kỳ vọng sẽ cung cấp dòng tiền cần thiết để SpaceX có thể hoàn thành việc chinh phục sao Hỏa. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì có thể có một ngày, sẽ có một dự án tương tự Starlink trên sao Hỏa.
Dịch vụ của Starlink có đáng tin cậy?
Theo đánh giá của Fast Company và CNBC thì những khách hàng đầu tiên của Starlink tương đối hài lòng về chất lượng dịch vụ bất chấp 4 lần gián đoạn vào tháng 1, 2, 4 và 5. Những khách hàng này hiện đang sinh sống tại Arizona, Mỹ và Alberta, Canada.
Tác động của thời tiết bất lợi?
Tuyết là một trong số những rào cản khi sử dụng dịch vụ. Thiết bị thu sóng được thiết kế để có thể tự động làm tan tuyết vào mùa đông.
Mưa lớn và gió mạnh cũng có thể làm chậm tốc độ và gây mất tín hiệu tạm thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!