“Hết tiền” - Căn bệnh khó chữa tại các ATM

Thanh Phong -Thứ bảy, ngày 16/11/2013 18:05 GMT+7

 Hết tiền vào mỗi cuối tuần là căn bệnh thường gặp của các ngân hàng hiện nay. Rất nhiều khách hàng bức xúc về chất lượng ATM và khi đem phản ánh này lên các ngân hàng thì chỉ nhận được lời xin lỗi, kèm theo lời giải thích là do lỗi kỹ thuật của hệ thống.

Hiện cả nước có khoảng 40 triệu tài khoản, phí rút tiền là 1.000 đồng/lần, ước tính mỗi tài khoản trung bình rút 5 lần/tháng, như vậy số tiền ngân hàng thu về là khoảng 200 tỷ đồng, 1 năm sẽ là 2.400 tỷ đồng. Nếu đến năm 2015, khi phí rút tiền tính thành 3.000 đồng thì 1 năm ngân hàng thu về 7.200 tỷ đồng. Trong khi các khoản phí đầu tư mua máy ATM, phí lắp đặt, thuê mặt bằng, bảo trì… cũng chỉ bằng hơn 1 năm thu phí của người tiêu dùng, còn máy ATM có thể sử dụng trên dưới 10 năm, như vậy ngân hàng sẽ thu một khoảng lợi nhuận lớn. Thế nhưng không tương xứng với điều đó, chất lượng dịch vụ ATM vẫn phập phù.

Phải đi vài lần, chị Lê Thị Kim Loan, công nhân công ty Dệt may Thành Công mới rút được tiền tại chiếc máy ATM Vietcombank. Chị Loan cho biết: “Cuối tuần công nhân rút nhiều nên hay xảy ra tình trạng hết tiền. Máy ATM hết tiền nên phải mất công chạy lòng vòng để rút”.

‘ Người rút tiền bức xúc khi gặp trục trặc với ATM. Ảnh: Thanh niên

Không chỉ chị Kim Loan, mà đối với nhiều người, trả phí cho dịch vụ, sử dụng dịch vụ mà cứ như tự mua vào mình những phiền toán.

Chỉ cách đây hơn 1 tháng, sau khi có phản ánh về chất lượng dịch vụ ATM trục trặc, cơ quan chức năng yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng dịch vụ rút tiền tại ATM thì nhiều máy ATM đã được sửa chửa lại, ổn hơn, thế nhưng dường như chỉ là để đối phó, khi trở lại khảo sát thì đâu lại vào đấy.

Từ tháng 3/2013 các ngân hàng bắt đầu thu phí rút tiền nội mạng là 1.000 đồng cho một lần rút tiền nhưng nếu chẳng may máy hết tiền phải đi rút ngoại mạng thì mỗi giao dịch chủ thẻ sẽ phải phí 3.000 đồng/lần rút - một khoản phí không nhỏ đối với những công nhân hay sinh viên.

Khi đặt vấn đề này với đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM thì vẫn là những chỉ đạo quen thuộc mà phần chế tài thì lại không thấy đề cập đến. “NHNN sẽ tiếp tục cùng các NH tăng cường sự chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng dịch vụ ATM”, ông Nguyễn Hoàng Minh, PGĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nói.

Lợi nhuận cao, chất lượng không như mong muốn, tuy nhiên ngân hàng lại chưa có các quy định về bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Liệu điều này có thực sự công bằng?

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước