Giai đoạn 2016-2020, vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài được Quốc hội giao là 360 nghìn tỷ đồng. Chỉ còn khoảng nửa năm nay nữa là kết thúc giai đoạn nhưng hiện mới chỉ giải ngân mới đạt 54%.
Theo đại diện Bộ Kế hoach Đầu tư, nguyên nhân phụ thuộc vào quy định Luật Đất đai, Luật Ngân sách cần đồng bộ, việc điều chỉnh trình sang lấy ý kiến mất nhiều thời gian.
Năm 2019, việc phân bổ vốn diễn ra tại các địa phương rất chậm. Đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch Đầu tư mới chỉ giao kế hoạch bằng 48% kế hoạch Quốc hội giao. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều Bộ ngành, địa phương không có nguồn vốn để giải ngân, trong khi nhu cầu thực hiện dự án là rất cấp bách. Lý giải về sự chậm chễ này, đại diện Bộ cho rằng, một trong những nguyên nhân là thiếu vốn đối ứng.
Ngoài vấn đề giải ngân vốn ODA chậm, tại họp báo Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng đã có những thông tin về sức khỏe doanh nghiệp. Theo đó, 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp thành lập mới đạt 66.950 doanh nghiệp, chỉ tăng có 3,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể lại tăng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!