Châu Á đang "chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi quan trọng".
Đồng thời làm tăng chi phí và phá vỡ chuỗi cung ứng ngay cả khi IMF kỳ vọng khu vực này vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu.
Giám đốc IMF khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Krishna Srinivasan cho biết tại một diễn đàn về rủi ro hệ thống ở Cebu: "Các mức thuế trả đũa lẫn nhau đe dọa làm gián đoạn triển vọng tăng trưởng trên toàn khu vực, dẫn đến chuỗi cung ứng dài hơn và kém hiệu quả hơn".
Nhận xét của ông Srinivasan được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về kế hoạch áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và ít nhất 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Thuế quan có thể cản trở thương mại toàn cầu, cản trở tăng trưởng ở các quốc gia xuất khẩu và có khả năng làm tăng lạm phát ở Hoa Kỳ, buộc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) phải thắt chặt chính sách tiền tệ, bất chấp triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm.
Vào tháng 10, Liên minh châu Âu (EU) cũng quyết định tăng thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất lên tới 45,3% , khiến Bắc Kinh phải trả đũa.
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2% cho cả năm 2024 và 2025, yếu hơn so với dự báo lạc quan hơn của IMF dành cho châu Á là 4,6% cho năm nay và 4,4% cho năm sau.
Ông Srinivasan cho biết, châu Á đang "chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi quan trọng", tạo ra nhiều bất ổn hơn, bao gồm "nguy cơ nghiêm trọng" về căng thẳng thương mại leo thang giữa các đối tác thương mại lớn.
Bên cạnh đó, ông nói thêm rằng, sự bất ổn xung quanh chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến và kỳ vọng liên quan của thị trường có thể ảnh hưởng đến các quyết định tiền tệ ở châu Á, tác động đến dòng vốn toàn cầu, tỷ giá hối đoái và các thị trường tài chính khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!