Cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy Mario Draghi. Ảnh: The eCoin.
Hiện Cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Italy Mario Draghi đang giữ chức Chủ tịch ECB trong nhiệm kỳ kết thúc vào tháng Mười tới. Theo quy định, một quốc gia không thể có người giữ chức Chủ tịch ECB trong các nhiệm kỳ liên tiếp. Phó Chủ tịch hiện tại của ngân hàng này là ông Luis de Guindos sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2026, đồng nghĩa với việc Italy sẽ không thể có người được bổ nhiệm vào hai vị trí trên.
Hai nền kinh tế lớn nhất Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) là Đức và Pháp có các vị trí thường trực trong ban điều hành ECB, và hai vị trí thường trực còn lại sẽ không bị thay thế cho tới năm 2020 và 2022. Điều này có nghĩa là cơ hội duy nhất để Italy có người được bổ nhiệm vào ban điều hành ECB là các quốc gia thành viên Eurozone chọn một Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch là người Đức hoặc Pháp, "bỏ trống" vị trí thường trực còn lại.
Italy và Đức là hai quốc gia duy nhất liên tục có người giữ chức trong ban điều hành ECB kể từ khi ngân hàng này được thành lập vào năm 1998 nhằm đề ra chính sách đối với đồng euro – lần đầu tiên được đưa vào lưu hành vào năm 2002. Pháp "vắng mặt" một năm, từ năm 2010 đến năm 2011. Luxembourg (Lúc-xăm-bua) và Bỉ giữ hai ghế thường trực cuối cùng trong ban điều hành hiện tại, bao gồm Chủ tịch Draghi, Phó Chủ tịch de Guindos, và các vị trí thường trực do Đức và Pháp nắm giữ.
Giám đốc chương trình Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Bocconi (Milan) Francesco Daveri cho biết việc Italy có một ghế trong ban điều hành ECB sẽ không giúp nước này giải quyết các vấn đề kinh tế đang gặp phải, một trong số đó là khoản nợ công lên đến 2.360 tỷ euro (2.630 tỷ USD) – mức cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Theo ông Daveri, không phân biệt quốc tịch thành viên ban điều hành ECB cần làm việc để định hướng chính sách tiền tệ theo một cách mang lại lợi ích cho toàn bộ khu vực sử dụng đồng euro".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!