Kịch bản nào cho tăng trưởng tín dụng cuối năm?

VTV Digital-Thứ tư, ngày 28/07/2021 09:52 GMT+7

VTV.vn - Kịch bản tăng trưởng tín dụng cuối năm; Giải pháp để gói 7.500 tỷ đồng sớm đi vào thực tế là những thông tin đáng chú ý trên các báo sáng nay (28/7)

Kịch bản nào cho tăng trưởng tín dụng cuối năm?

Vào đầu tháng 7, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng thương mại. Theo Công ty chứng khoán SSI, mức tăng trưởng đã được nới thêm từ 2 - 6% tùy từng ngân hàng.

Từ đó, tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm nay theo hạn mức mới ước khoảng 11%, cao hơn mức 9% theo hạn mức lần đầu.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng, trong đó ưu tiên tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Nhiều đơn vị nghiên cứu đánh giá hạn mức sẽ tiếp tục được mở rộng vào cuối năm. Theo đó, nền kinh tế đang dần lấy lại đà tăng là cơ sở gia tăng triển vọng nới hạn mức tín dụng.

Kịch bản nào cho tăng trưởng tín dụng cuối năm? - Ảnh 1.

Tăng trưởng tín dụng trên toàn hệ thống năm nay theo hạn mức mới ước khoảng 11%. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"Chúng tôi kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới hạn mức tín dụng thêm một lần nữa vào giai đoạn cuối quý III hoặc đầu quý IV năm nay", trang The Saigon Times dẫn ý kiến của SSI.

Chắt chiu từng đồng vốn của dân

"Có những con đường 400 - 500 tỷ đồng mà 13 đời bộ trưởng vẫn chưa xong". Đó là câu chuyện Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chia sẻ trong phiên thảo luận mới đây tại Quốc hội.

Đây là thực trạng đầu tư công một thời. Manh mún, thiếu vốn, nên không thể sớm hoàn thành đã đành; có nhiều dự án, tiền có sẵn, mà còn không tiêu được, vẫn chậm tiến độ, gây lãng phí.

Một chuyên gia thẳng thắn chỉ ra, do khâu chuẩn bị dự án, do thủ tục đầu tư còn quá nhiều vấn đề. Điều này xuất phát từ một thực tế là để "chớp thời cơ" xin được vốn, nên các quyết định đầu tư thường vội vàng. Công tác chuẩn bị sơ sài, nên khi có tiền phải chuẩn bị dự án lại từ đầu, mất rất nhiều thời gian, thông thường kéo dài 2 - 3 năm.

Do vậy, một trong những liều thuốc đặc trị "căn bệnh kinh niên" này của nền kinh tế là phải chuẩn bị dự án thật tốt, rút ngắn được thủ tục đầu tư, tiến độ mới nhanh, đầu tư sẽ hiệu quả hơn. Thông tin trong bài viết "Chắt chiu từng đồng vốn của dân" trên tờ Đầu tư sáng nay (28/7).

Gói hỗ trợ làm sao trúng và đúng

Gói 7.500 tỷ đồng đã được cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, với mục tiêu cho vay lãi suất 0% hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương. Mục tiêu khá giống gói 16.000 tỷ đồng đã được triển khai trong năm 2020.

Tuy nhiên, gói 16.000 đồng, tỷ lệ giải ngân không cao, do tiêu chí quá chặt chẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận.

Tờ Diễn đàn doanh nghiệp sáng nay bàn về những giải pháp để gói 7.500 tỷ đồng sớm đi vào thực tế. Trong đó, bài viết đề cập đến tiêu chí: thủ tục phải hạn chế kiểu "đánh đố", khoanh vùng, không nhất thiết phải quá giản lược, nhưng cơ sở dữ liệu đưa vào các biểu mẫu nên phù hợp, không quá rắc rối, khắt khe.

Có nhiều doanh nghiệp tổn thất nặng nề, nhưng họ không lưu trữ được các thống kê, nên nếu quá cứng nhắc sẽ làm doanh nghiệp khó chứng minh, tiếp cận. Bên cạnh đó, giả sử chỉ 30% trong số 800.000 doanh nghiệp toàn quốc gặp khó khăn, giá trị gói hỗ trợ có thể phải lên khoảng 20.000 tỷ đồng, mới đủ đáp ứng nhu cầu.

“Không bỏ trần hạn mức tăng trưởng tín dụng” “Không bỏ trần hạn mức tăng trưởng tín dụng”

VTV.vn - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ không bỏ trần hạn mức tín dụng đối với từng ngân hàng thương mại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước