Chi tiêu tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60 - 65% GDP, trong đó chi tiêu hộ gia đình khoảng 50 - 55% GDP. Đây cũng là một trưởng trong 4 trụ cột chính của tăng trưởng kinh tế. Để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2024 đã được thông qua ở mức 6 - 6,5%, kích cầu tiêu dùng nội địa, tạo hiệu ứng lan tỏa, hay còn được gọi là hiệu ứng số nhân sẽ tạo đà cho tăng trưởng chung.
Việt Nam là nền kinh tế có khung hướng tiêu dùng biên khá cao. Theo các chuyên gia, trong 100 đồng người dân tạo ra, có thể dùng tới 60 - 70 đồng để chi tiêu, thậm chí là vay với mục đích tiêu dùng. Trong bối cảnh kinh tế đã chuyển biến tích cực hơn từ quý IV thì đẩy mạnh hơn nữa việc kích cầu tiêu dùng là rất cần thiết, nhằm tạo đà tăng trưởng.
Kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ảnh minh họa.
TS Trần Du Lịch - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng: "Những công cụ giải pháp cho thị trường nội địa như giảm VAT có thể kéo dài hơn và một số lĩnh vực có thể giảm .Tôi nghĩ rằng không có lo nhiều giảm nguồn thu bởi nếu tăng sức mua lên, khối lượng, số lượng lớn lên, tỷ lệ thu có thể nhỏ đi nhưng chưa chắc số tuyệt đối sẽ giảm. Hay là vấn đề tín dụng tiêu dùng, cần hướng tới tầng lớp trung lưu và người thu nhập thấp, để làm sao họ tăng tiêu dùng lên".
Tại "Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2024 phiên thứ nhất: Kích cầu tiêu dùng nội địa" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia đều cho rằng, tiêu dùng nội địa là bệ đỡ quan trọng cho năm 2024, với sức lan tỏa mạnh mẽ cho các ngành khác, nhất là sản xuất hàng Việt, các ngành dịch vụ...
Bên cạnh các giải pháp về chính sách, các địa phương như TP Hồ Chí Minh đang chủ động đưa ra các chương trình khuyến mãi tập trung, hỗ trợ tiểu thương tiếp cận thương mại điện tử.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!