Về quy định hộ kinh doanh, như kỳ họp lần trước, hiện vẫn có 2 luồng ý kiến về việc có nên đưa hộ kinh doanh vào quy định dự thảo luật hay không. Việc đưa hộ kinh doanh vào quy định dự thảo luật nhằm nâng cao địa vị pháp lý của hộ kinh doanh, đảm bảo bộ quy định thống nhất. Tuy nhiên đa phần ý kiến cho rằng không nên đưa vào là bởi xét cho cùng, hộ kinh doanh vẫn không phải doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng những quy định về hộ doanh nghiệp trong dự thảo còn chưa đầy đủ, cần có một luật riêng dành cho hộ kinh doanh.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
Liên quan tới việc bỏ con dấu doanh nghiệp hay không, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất nên giữ quy định thông báo con dấu để phù hợp với tình hình nước ta, bảo đảm tính chính danh cho doanh nghiệp.
Về khái niệm doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hay sửa thành doanh nghiệp 50% vốn góp hoặc cổ phần chi phối cũng có những ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng khái niệm này đã thay đổi liên tục, thể hiện sự lúng túng và không đảm bảo nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đồng tình giảm tỷ lệ xuống mức 50% để siết chặt quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: TTXVN)
Trong dự thảo lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông từ 10% xuống 5%, nhằm nâng cao quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ, nhưng cũng tránh không giảm quá sâu, gây ảnh hưởng tới việc quản trị của doanh nghiệp. Việc chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng cũng được siết chặt hơn trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!