Kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khó phục hồi

Kate Trần-Thứ năm, ngày 19/09/2024 06:22 GMT+7

VTV.vn - Xuất khẩu giảm mạnh, đơn đặt hàng máy móc cũng suy giảm...đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản.

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản đã chậm lại đáng kể vào tháng 8 khi lượng hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm lần đầu tiên sau 3 năm. Trong khi đó, đơn đặt hàng máy móc cũng bất ngờ giảm vào tháng 7. Đây một dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế đang phải vật lộn để phục hồi trở lại.

Kinh tế Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7%, trong khi của Đức là 1,2%. Do đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%, trong khi của Đức tăng gần 20%.

Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu bên ngoài yếu ớt làm suy yếu nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của Nhật Bản. Đặc biệt là khi cơ suy thoái ở Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai đối tác thương mại lớn của Nhật Bản đang ngày càng tăng. "Hai nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tiếp tục suy yếu" các nhà phân tích nhấn mạnh.

Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho biết: "Hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì nền kinh tế toàn cầu chưa phục hồi, khi tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đều được dự báo chậm lại vào năm tới".

Bên cạnh đó, ông cho biết thêm, động lực từ đồng yên yếu để thúc đẩy xuất khẩu không còn khi mà đồng tiền này đã có sự phục hồi mạnh mẽ vào tháng 8.

Dữ liệu vừa công bố hôm nay, 18/9 cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 8 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái - đây cũng là mức tăng trong 9 tháng liên tiếp, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình của thị trường là tăng 10% và sau mức tăng 10,3% vào tháng 7/2024.

Kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khó phục hồi - Ảnh 2.

Cụ thể, xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 0,7%, mức giảm hàng tháng đầu tiên trong gần 3 năm qua, trong khi doanh số bán ô tô giảm 14,2%.

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã tăng 5,2% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, bức tranh chung về khối lượng cũng cho thấy kết quả khá ảm đạm, với lượng hàng hóa vận chuyển giảm 2,7% trong tháng trước so với cùng kỳ năm ngoái, là tháng giảm thứ 7 liên tiếp.

Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất kinh tế Nhật Bản đang đối mặt là sản xuất yếu và tiêu dùng cá nhân sụt giảm. Lương công nhân gần như không tăng trong suốt 30 năm qua. Đó là sự bất thường với một nền kinh tế phát triển.

Chính sách kinh tế của chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio cơ bản kế thừa chính sách Abenomics của chính phủ tiền nhiệm, tập trung cùng lúc hai mục tiêu là vừa đạt tăng trưởng, vừa chia lại thu nhập. Nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy những khó khăn kinh tế sẽ sớm được tháo gỡ.

Giá trị nhập khẩu tăng 2,3% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với mức tăng 13,4% mà các nhà kinh tế dự đoán.

Kết quả là, cán cân thương mại thâm hụt 695,3 tỷ yên (4,90 tỷ USD), so với dự báo thâm hụt là 1,38 nghìn tỷ yên.

Ở một khía cạnh khác, việc Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên đánh giá về đơn đặt hàng máy móc cũng cho thấy quá trình phục hồi đang bị đình trệ.

Mặt khác, sự gia tăng trong tiêu dùng cá nhân đã giúp nền kinh tế Nhật Bản phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2024 sau sự suy thoái vào đầu năm, nhưng mức tăng trưởng đã được điều chỉnh giảm nhẹ vào tuần trước.

Đặc biệt, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đáng khá "mong manh" là cuộc thăm dò hàng tháng của Reuters tuần trước cho thấy, niềm tin kinh doanh tại các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng vào tháng 9/2024, khi các nhà quản lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau nêu ra mối lo ngại về nhu cầu yếu của Trung Quốc.

Ngân hàng Nhật Bản dự kiến ​​sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ tại cuộc họp kéo dài hai ngày 19-20/9, nhưng sẽ ra tín hiệu về việc tiếp tục tăng lãi suất và nhấn mạnh những tiến triển mà nền kinh tế Nhật Bản đang đạt được trong việc duy trì lạm phát quanh mục tiêu 2%.

Minami của Norinchukin cho biết, các nhà kinh tế nhìn chung kỳ vọng tiêu dùng sẽ hỗ trợ tăng trưởng của Nhật Bản nhưng "với rất ít hy vọng về sự thúc đẩy từ xuất khẩu, động lực phục hồi sẽ yếu".

Ngoài ra, dữ liệu riêng từ Văn phòng Nội các cho thấy, đơn đặt hàng máy móc cốt lõi bất ngờ giảm 0,1% trong tháng 7 so với tháng trước, trái ngược với mức tăng 0,5% mà các nhà kinh tế dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters./.

Đồng yên yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các công ty đa quốc gia của Nhật Bản. Tuy nhiên, khi đồng yên mạnh trở lại thì xuất khẩu lại rơi vào tình trạng suy giảm.

Từ giữa tháng 7 đến nay, đồng yên đã tăng giá 15% so với USD. Nếu tính từ đầu năm đến nay, yên đang tăng giá nhẹ so với bạc xanh. Tỷ giá yên hiện đang ở vùng cao nhất 9 tháng, có lúc đạt 140,86 yên đổi 1 USD trong phiên giao dịch sáng nay (16/9). Mức tỷ giá này gần mức cao nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái là 140,285 yên/USD.

Theo các nhà kinh tế, đồng Yên có thể tăng trở lại mức 150 so với đồng USD vào cuối năm 2024 sau khi giao dịch dưới mức 160 trong một khoảng thời gian từ cuối tháng 6, điều này tùy thuộc vào tốc độ cắt giảm lãi suất ở Hoa Kỳ, với thị trường tài chính kỳ vọng Fed sẽ quyết định giảm lãi suất vào cuối tuần này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước