Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 14/09/2019 10:27 GMT+7

VTV.vn - 4.500 tỷ USD và hàng trăm triệu việc làm mới vào năm 2030 là giá trị thị trường toàn cầu mang lại nếu áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn thay đổi cách thức kinh doanh của không ít doanh nghiệp. Từ tư duy sản xuất - tiêu thụ thành cho thuê. Như trường hợp của hãng Phillips, cho thuê bóng đèn tại các tòa nhà, khi bóng hỏng, lại thay thế bóng mới và tái chế bóng cũ, qua đó kiểm soát không bỏ sót bóng đèn bị thải ra môi trường. Hay như hãng quần áo H&M cho biết, từ 2013, hãng này đã thu thấp hơn 55.000 tấn vải đã qua sử dụng để tái sản xuất ra sản phẩm mới.

Cách đây 4 năm, Liên minh châu Âu cũng đã đưa ra kế hoạch hành động, hướng tới một chuỗi cung ứng tuần hoàn hơn. Bởi với một doanh nghiệp riêng lẻ, các chi phí tái chế có thể đắt đỏ nhưng nếu chung sức, kinh tế tuần hoàn được đánh giá là cú hích cho nền kinh tế. Một thống kê cho thấy, kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tăng trưởng GDP của EU tăng thêm 12 điểm phần trăm vào năm 2050.

Ông Gerrit Kelin Nagelvoort, Giám đốc phát triển kinh doanh của Veolia Hà Lan cho biết: "Không chỉ bảo vệ môi trường mà kinh tế tuần hoàn còn có lợi cho kinh doanh. Hầu hết các đơn hàng của chúng tôi đều cho thấy, nhựa tái chế tuần hoàn này rẻ hơn nhựa mới. Khách hàng của chúng tôi là các doanh nghiệp đa ngành nghề như ô tô, đóng gói sản phẩm, nông nghiệp, điện tử".

Kinh tế tuần hoàn - Hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn - Ảnh 1.

Mỗi năm, trung bình một quốc gia châu Âu có thể thải ra các bãi rác 600.000 tấn thảm trải sàn nhà cũ. Desso, một tập đoàn chuyên sản xuất các loại thảm và vật liệu trải sàn như mặt sân bóng đá hay tennis, quyết tâm đầu tư vào mô hình Cradle to Cradle, tái chế tuần hoàn các loại thảm bỏ đi.

Ông Stef Kranendijk, CEO của Desso chia sẻ: "Chúng tôi rất quan tâm tới những hóa chất độc hại có trong các sản phẩm, vật dụng tái chế. Sản phẩm được tái chế phải rất thuần khiết và phải có độ tái chế cao để có thể tái chế sử dụng nhiều lần, đúng theo ý nghĩa của tuần hoàn. Thị phần của chúng tôi tăng từ 15% lên 24% chỉ trong vòng 4 năm".

Bên cạnh Hà Lan, Nam Phi, Bỉ, Nhật Bản và Mexico được xem là những ví dụ thành công khi tỷ lệ tái chế bao bì nhựa hay bìa carton dao động từ 60-90%. Nhìn rộng hơn, kinh tế tuần hoàn cũng không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực tái chế bao bì mà còn được áp dụng với nhiều ngành công nghiệp khác. Chính vì thế, trong năm 2018, một nền tảng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở cấp độ toàn cầu - PACE đã được thành lập, với sự tham gia của gần 50 doanh nghiệp đa quốc gia, chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.

Kinh tế tuần hoàn giúp phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn giúp phát triển bền vững

VTV.vn - Mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp giảm phát thải mà còn kiến tạo ra giá trị từ rác thải, tạo sự bền vững cho con người, Trái đất và sự thịnh vượng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước