Với chủ đề hội nhập kinh tế, báo Lao động đã trích dẫn một câu từ Nghị quyết làm nhan đề bài viết "Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành động lực quan trọng đề phát triển".
Theo đó, thực hiện đổi mới mô hình tăng
trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược,
tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững;
trong 5 - 10 năm tới, tập trung khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, xây dựng
các cơ chế, chính sách phòng vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp
quốc tế...
Việt
Nam đang chủ động đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện Hiệp định thương mại tự
do với EU; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những Hiệp định
thương mại tự do FTA thế hệ mới mà theo đánh giá của các chuyên gia là mức độ hội
nhập sẽ sâu hơn khi mà gần như ngay lập tức, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho
các doanh nghiệp nước ngoài. Sức ép cạnh tranh trên sân nhà sẽ lớn hơn
nhiều, nhưng đồng thời cũng tạo ra cơ hội là "tấm vé" để các doanh nghiệp Việt
Nam tiến sâu hơn vào các thị trường lớn như Mỹ và EU.
Nâng cao khả năng cạnh tranh, hoàn thiện hệ thống pháp luật được xem là những yếu tố giúp tăng sức mạnh kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Cũng với chủ đề hội nhập kinh tế, tờ Sài Gòn Giải phóng nhận định: Với những Hiệp định tự do thế hệ mới, nhiều lợi ích tiềm tàng có thể bị bỏ lỡ nếu Việt Nam không chuẩn bị tốt nội lực để giành lợi ích.
Đặt trong yêu cầu đó, việc Chính phủ quyết tâm xây dựng một chính phủ trong sạch, liêm chính, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh được coi là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế, doanh nghiệp có thể vững bước trên con đường hội nhập thời gian tới.
Còn theo tờ Đại biểu Nhân dân, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu, các bộ, ngành phải nhìn rõ quản lý kinh tế chưa đi đúng quỹ đạo, còn hổng hểnh, "ngẫu hứng" trong đầu tư công nên sinh ra các nhà máy nghìn tỷ "trùm mền đắp chiếu".
Đã đến lúc không thể khoe lao động ta giá rẻ cần cù, không thể nói giá điện rẻ, giá thuê đất ưu ái để vẫy gọi các nhà đầu tư. Việt Nam đã dứt khoát không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Do vậy cái cần là chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Nhìn thẳng, nói thẳng và quyết liệt đổi mới sẽ tạo đà đưa kinh tế quốc gia đi lên.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!