Lạm phát khu vực Eurozone trong tháng 3 cao kỷ lục

VTV Digital/TTXVN-Thứ bảy, ngày 02/04/2022 08:06 GMT+7

(Ảnh minh họa - Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 3 đã tăng lên mức kỷ lục 7,5%, cao hơn nhiều so với mức dự báo 6,6%.

Mức tăng giá tiêu dùng tại 19 nước sử dụng đồng tiền chung đã tăng nhanh từ 5,9% trong tháng 2, khi xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đẩy giá nhiên liệu và khí đốt lên mức cao kỷ lục.

Dù năng lượng là nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng vọt, song lạm phát giá thực phẩm, dịch vụ và các mặt hàng lâu bền đều cao hơn so với mục tiêu 2% do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra. Điều này cho thấy giá cả tăng nhanh trên diện rộng, chứ không phải chỉ do ảnh hưởng của giá dầu.

Không tính giá năng lượng và thực phẩm, giá hàng hóa vẫn tăng mạnh, làm tăng nguy cơ lạm phát cao kéo dài, khó đảo ngược. Ước tính chỉ số lạm phát sau khi tách riêng giá năng lượng và thực phẩm đã tăng từ mức 2,9% lên 3,2%, trong khi nếu tách riêng các sản phẩm rượu và thuốc lá, lạm phát tăng từ 2,7% lên 3%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hiện đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải đưa lạm phát về mức 2%, song các biện pháp siết chặt tiền tệ có nguy cơ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, vốn đang chịu ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine và đại dịch COVID-19.

ECB ước tính kinh tế Eurozone sẽ ghi nhận mức tăng trưởng dương trong quý I, trong khi tăng trưởng quý II sẽ gần như bằng 0, khi giá năng lượng đắt đỏ sẽ làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư của doanh nghiệp.

FED có thể sẽ phải tăng lãi suất mạnh để chống lạm phát FED có thể sẽ phải tăng lãi suất mạnh để chống lạm phát

VTV.vn - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ phải tăng lãi suất với biên độ mạnh hơn để hạn chế đà leo thang của giá cả.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước