Trong mấy tháng qua, hàng nghìn nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu "đứng ngồi không yên" vì giá tiêu liên tục leo dốc tới đáy, 1kg sản phẩm lỗ tới 20.000 đồng. Mặc dù trồng tiêu sạch, nông dân không được hưởng nhiều ưu đãi về giá vì trong quy trình thu mua, sản phẩm tiêu sạch và tiêu còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật không có nhiều khác biệt.
Năm 2016, Liên minh châu Âu (EU), thị trường quan trọng của tiêu Việt Nam, đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng tiêu nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, khi Hiệp hội Gia vị châu Âu xét nghiệm gần 800 mẫu tiêu đen Việt Nam nhập vào EU theo tiêu chuẩn mới, chỉ có 17% mẫu đạt yêu cầu. Đây cũng là hệ quả của thực tế diện tích trồng hồ tiêu tăng quá nhanh, việc quản lý, kiểm soát chất lượng chưa đáp ứng được, khiến quy trình thu mua tiêu xuất khẩu bị phá vỡ.
Dự báo, năm 2018 hơn 80% lượng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ gặp khó khăn. Giá hạt tiêu xuất khẩu trung bình trong những tháng đầu năm 2018 của Việt Nam đã giảm hơn 40% so với cùng kỳ. Do đó, ngành hồ tiêu nước ta phải thay đổi quy trình khép kín từ thu hoạch đến chế biến để thỏa mãn mọi tiêu chuẩn được đưa ra từ các thị trường nhập khẩu. Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc giảm diện tích trồng hồ tiêu, vấn đề "vá" lỗ hổng thu mua, lặp lại liên kết chuỗi nhà vườn - doanh nghiệp sẽ giúp hồ tiêu Việt tìm lại chỗ đứng trên thị trường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!