“Lời giải” cho ngành ăn uống tại Nhật Bản sau dịch bệnh

Anh Quang-Thứ năm, ngày 18/06/2020 09:09 GMT+7

VTV.vn - Nhiều chủ quán ăn nhỏ tại thủ đô Tokyo cho biết, cửa hàng của họ đã được hồi sinh nhờ dịch vụ giao hàng.

Tại Nhật Bản, việc sử dụng đồ ăn tươi sống trực tiếp tại các nhà hàng, quán ăn đã trở thành văn hóa tồn tại từ lâu. Do vậy dịch vụ giao hàng thực phẩm thường khó có đất để phát triển. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã làm thay đổi tất cả. Hiện dịch vụ giao hàng lại đang là lời giải cho ngành ăn uống vốn dĩ rất nhiều quy tắc nghiêm ngặt tại Nhật Bản. Dịch vụ này đã tăng trưởng tới 2.000% trong thời gian qua.

"Doanh số của quán ăn đã tăng gấp đôi. Nhờ việc dịch vụ giao đồ ăn mà quán có thể bù đắp số lượng khách bị mất do dịch bệnh gây ra", ông Toshihiro Suzuki - Chủ quán mỳ tại Tokyo, Nhật Bản cho hay.

“Lời giải” cho ngành ăn uống tại Nhật Bản sau dịch bệnh - Ảnh 1.

Dịch vụ giao hàng nở rộ tại Nhật Bản.

Theo khảo sát, doanh thu của ngành ăn uống tại Nhật đã giảm tới 40% do COVID-19. Tuy nhiên nhờ dịch vụ giao thực phẩm online nở rộ bất ngờ nên trong tháng 4, doanh số nhiều cửa hàng đã đạt mức trên 80% so với thời điểm trước khi có dịch bệnh diễn ra. Một số quán ăn còn chuyển sang bán đồ ăn thức uống online thay vì mở cửa hàng đón khách với nhiều quy định về giãn cách xã hội.

Một nhân viên giao hàng cho hay: "Chúng tôi sẽ phải khử trùng tay trước khi lấy thực phẩm và giao thực phẩm cho khách hàng. Thực phẩm thường được lưu trữ trong hộp và toàn bộ sẽ được khử trùng một lần nữa trước khi được trao cho khách. Thực phẩm nóng và lạnh đều được tách riêng".

Thậm chí, để an toàn hơn trong quá trình giao nhận thức phẩm, đồ ăn sẽ được để ở cửa thay vì cần người nhận trực tiếp. Thanh toán sẽ thực hiện bằng các ứng dụng fintech.

“Lời giải” cho ngành ăn uống tại Nhật Bản sau dịch bệnh - Ảnh 2.

Nhiều cửa hàng ăn uống tại Nhật đã được hồi sinh nhờ dịch vụ giao hàng.

Demae-can - một trong những công ty giao thực phẩm lớn nhất tại Nhật Bản cho biết, số cửa hàng tham gia dịch vụ đã tăng tới 2.000%.

"Vốn dĩ văn hóa ăn uống trực tiếp tại nhà hàng của người dân Nhật rất khó có thể thay đổi. Chúng tôi thậm chí còn tính đến việc phải mất 4-5 năm mới có thể quảng bá dịch vụ này để người dân dần sử dụng nhưng giờ mọi chuyện chỉ cần có vài tháng", bà Rie Nakamura.

Tuy tốc độ phát triển của ngành giao thực phẩm được dự báo sẽ tiếp tục tăng hậu COVID-19, song việc thiếu hụt lực lượng lao động và vấn đề chất lượng thực phẩm khi giao hàng được cho sẽ là những thách thức lớn trong thời gian tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước