Luật Đấu giá tài sản bộc lộ những kẽ hở

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 13/06/2020 07:16 GMT+7

VTV.vn - Sau gần 3 năm thực hiện, hầu hết các chuyên gia pháp lý cho rằng: rất nhiều sơ hở, trục lợi đã phát sinh vì dự luật đã chưa dự liệu hết.

Luật Đấu giá tài sản là một bước tiến dài về khung khổ pháp lý, đã quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản khá chặt chẽ. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, dù đã có tiến triển theo hướng tích cực hơn nhưng thực trạng đấu giá tài sản Nhà nước chưa có sự thay đổi như mong đợi. Tình trạng thông đồng giữa bên tổ chức đấu giá với những người tham gia đấu giá để dìm giá xuống thấp, nhằm trục lợi vẫn khá phổ biến, khó kiểm soát.

Luật Đấu giá tài sản bộc lộ những kẽ hở - Ảnh 1.

Luật Đấu giá tài sản gồm 08 Chương và 81 Điều.

Theo ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội: "Quy định về định giá sàn cũng còn những yếu tố làm cho những cơ quan khi đưa tài sản ra định giá có thể đưa ra giá thật thấp, chỉ ngang bằng với quy định về mức giá mà Nhà nước công bố chứ nó không sát với giá thị trường. Đấy là những yếu tố có thể gọi là kẽ hở để người ta có thể lợi dụng, bắt tay với nhau dìm tài sản xuống thấp để kiếm lợi".

Thông tư hướng dẫn quy định mức thù lao đấu giá tài sản tối đa 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, tổ chức đấu giá được hưởng 1% số tiền đấu giá thành vượt giá khởi điểm. Mức thù lao này được cho là quá thấp. Vì vậy, các tổ chức đấu giá thường có xu hướng là không nỗ lực bán được giá cao mà bán với giá có lợi cho chính mình.

"Nếu họ có bán được cao hơn giá khởi điểm rất nhiều thì phần hưởng lợi của họ quá ít so với các nghề nghiệp dịch vụ khác. Chính vì vậy, các tổ chức đấu giá này có xu hướng tìm các nguồn thu khác, chẳng hạn như hợp tác với các đơn vị được giao thực hiện đấu giá hay hợp tác với khách hàng để thu những khoản lợi phía sau" - ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay.

Ngay trước thời điểm Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, khu đất gần 500 nghìn m2 thuộc dự án khu đô thị Hòa Lân, tỉnh Bình Dương được đấu giá thành với giá chỉ bằng ½ bảng giá quy định chung của tỉnh. Khu nhà đất 120 Quán Thánh, Hà Nội được đấu giá thành với giá 49 tỷ 885 triệu và bên trúng đấu giá đã rao bán 110 tỷ đồng. 6 căn biệt thự tại khu đất vàng TP. Lào Cai được đấu giá thành chỉ cao hơn bảng giá quy định của tỉnh chưa tới 100.000 đồng/1m2.

Luật Đấu giá tài sản bộc lộ những kẽ hở - Ảnh 2.

Ngay trước thời điểm Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực, khu đất gần 500 nghìn m2 thuộc dự án khu đô thị Hòa Lân, tỉnh Bình Dương được đấu giá thành với giá chỉ bằng ½ bảng giá quy định chung của tỉnh. Ảnh: Dân trí.

Các chuyên gia pháp lý cho biết, những câu chuyện tương tự như thế này hiện vẫn diễn ra khá phổ biến. Thậm chí nhiều nơi, quá trình đấu giá còn bị côn đồ khống chế, áp đặt.

Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Vấn đề hôm nay ngày 12/6 đã mời tới trường quay bà Đỗ Thị Hồng Hạnh - Tổng giám đốc Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước