Bên cạnh xuất khẩu bình thường trở lại, việc đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia luôn được quan tâm, khi 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia cho năm 2020 vẫn chưa thu gom đủ.
Lượng gạo dự trữ 190.000 tấn chưa bằng 1% tổng sản lượng gạo và chỉ chiếm khoảng 3% lượng gạo xuất khẩu. Các chuyên gia cho rằng, việc chưa nhập đủ lượng gạo dự trữ quốc gia vốn không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện xuất khẩu gạo. Vấn đề ở đây là làm sao đưa ra được mức giá hợp lý, đảm bảo cân bằng lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp trong lần mở thầu gạo dự trữ sắp tới.
Trả lời phóng viên VTV, ông Nguyễn Anh Tuấn (Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính) cho biết, trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Quản lý giá sẽ thẩm định, dựa trên yếu tố thị trường để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định mức giá tối đa, làm cơ sở cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định mức giá cụ thể và mở thầu.
Dự kiến, Tổng cục Dự trữ Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu lại đối với số lượng 182.300 tấn gạo còn thiếu trong tháng sau và hoàn thành nhập kho vào ngày 30/6.
Ngoài xuất khẩu gạo, liên quan đến đề nghị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, chiều 28/4, Thủ tướng cũng đã chấp thuận cho phép xuất khẩu khẩu trang y tế, các thuốc điều trị COVID-19 và vật tư y tế trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín quốc gia.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!