Một số doanh nghiệp không bán gạo cho dự trữ Nhà nước

Thanh Chương - Bạch Đằng (VTV9)Cập nhật 21:07 ngày 16/04/2020

VTV.vn - Một số doanh nghiệp kinh doanh lương thực đã từ chối bán gạo cho dự trữ Nhà nước nhưng lại tranh nhau đăng ký xuất khẩu ra nước ngoài.

Bốn doanh nghiệp từ chối bán gần 30.000 tấn gạo cho Tổng cục Dự trữ Nhà nước, nhưng các đơn vị này lại đăng ký xuất khẩu lượng gạo trên ra nước ngoài trong tháng 4. Chạy theo lợi nhuận, không giữ uy tín, trách nhiệm là biểu hiện nhìn thấy rõ nhất. Các tỉnh thành ĐBSCL đã xuống giống vụ lúa Hè Thu. Những cánh đồng này chỉ 1 - 2 tháng nữa là cho thu hoạch. Do vậy, các chuyên gia cho rằng cần cân nhắc kỹ giữa việc xuất khẩu gạo hay dự trữ.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia lúa gạo Việt Nam, nếu đã ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ, doanh nghiệp buộc phải thực hiện, không thể bỏ ngang để chạy theo xuất khẩu, tuy nhiên vẫn có thể giãn thời gian thu mua cho phù hợp.

Chỉ trong ít ngày, các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã phải hủy bỏ kết quả trúng thầu hơn 46.000 tấn gạo. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu quản lý, kiểm soát chặt việc mua dự trữ 190.000 tấn gạo, 80.000 tấn lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.


Một số DN hủy thầu gạo dự trữ quốc gia để xuất khẩu Một số DN hủy thầu gạo dự trữ quốc gia để xuất khẩu

VTV.vn - Tổng cục Hải quan đã cho biết thông tin trên khi nhiều DN tại ĐBSCL nêu ý kiến về việc không thể tham gia xuất khẩu gạo trong tháng 4.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.