M&A khách sạn 5 sao: Cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước?

Hoàng Nga (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ ba, ngày 12/03/2019 10:11 GMT+7

VTV.vn - Theo khảo sát của VnExpress, khoảng 60% khách sạn 5 sao tại TP.HCM và Hà Nội hiện được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần và làn sóng này vẫn tiếp diễn.

Cách tiếp cận thị trường được khối ngoại ưa chuộng là nắm giữ cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản.

Theo phân tích của các công ty nghiên cứu thị trường, Việt Nam thu hút số lượng lớn khách quốc tế đến công tác và du lịch. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là khách doanh nghiệp. Đây là nguồn khách tương đối ổn định với ngân sách cư trú vượt trội. Bởi vậy, các khách sạn 5 sao được đánh giá là phân khúc đầu tư ít rủi ro và mang lại dòng tiền đều đặn, thuộc nhóm bất động sản thương mại tiêu dùng được khối ngoại cực kỳ ưa chuộng.

Với sự thâm nhập ồ ạt của các nhà đầu tư ngoại, các doanh nghiệp trong nước đang đứng ở vị trí nào? Bài viết mới trên Báo Đầu tư cho biết, một số nhà đầu tư nội đang lội ngược dòng trong các vụ mua bán, sáp nhập khách sạn.

M&A khách sạn 5 sao: Cơ hội nào cho doanh nghiệp trong nước? - Ảnh 1.

Mới đây nhất, khách sạn 5 sao InterContinental Hanoi Westlake tại Hà Nội đã bất ngờ đổi chủ. Khi Tập đoàn Berjaya (Malaysia) công bố đã bán 75% cổ phần của công ty sở hữu khách sạn, với giá hơn 1.000 tỷ đồng cho Công ty TNHH Phát triển Du lịch khách sạn Hà Nội, doanh nghiệp được cho là thành viên của Tập đoàn BRG.

Một loạt các doanh nghiệp nội khác như Saigon Tourist, Bitexco, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội với những khách sạn mang thương hiệu quốc tế như Four Seasons, Hilton, Sheraton Grand, Marriott... đã nổi lên như những đối trọng với các tên tuổi ngoại.

Hoạt động M&A trong lĩnh vực khách sạn từng được coi là hoạt động "một chiều" bởi chủ yếu là hoạt động thâu tóm, mua lại cổ phần hoặc toàn bộ dự án của các nhà đầu tư ngoại đối với các dự án trong nước. Tuy nhiên, hiện nay, việc nhà đầu tư nội mua lại dự án của đối tác ngoại không còn là chuyện hiếm.

Báo Đầu tư trích dẫn ý kiến của một số chuyên gia nhận định, việc các nhà đầu tư nội mạnh tay thực hiện các thương vụ M&A ngược dòng được đánh giá là "táo bạo". Điều này cũng cho thấy các tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước đã chứng tỏ được năng lực mạnh mẽ không chỉ về tài chính mà còn ở tầm nhìn xa, hiểu biết về môi trường kinh doanh quốc tế và thông thạo văn hóa kinh doanh trong nước. Việt Nam cần có những doanh nghiệp nội đối trọng với các nhà đầu tư ngoại để không bị chi phối bất cứ lĩnh vực nào.

Nở rộ các thương vụ M&A bất động sản Nở rộ các thương vụ M&A bất động sản Quy mô các thương vụ M&A tại Việt Nam còn nhỏ Quy mô các thương vụ M&A tại Việt Nam còn nhỏ Việt Nam là thị trường M&A hấp dẫn nhất khu vực ASEAN Việt Nam là thị trường M&A hấp dẫn nhất khu vực ASEAN

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước