Với mô hình Grab Kitchen, khách hàng chỉ cần đặt đồ ăn trên App, ngay lập tức, đơn hàng được chuyển đến nhà hàng để chuẩn bị. Sau đó, tài xế chỉ cần đến lấy hàng. Như vậy, thời gian giao một đơn hàng nhanh hơn, tiết kiệm khoảng 40% so với thông thường. Thời gian hoàn thành đơn hàng nhanh hơn. Cả những người bán cũng có lợi bởi chi phí mở rộng chi nhánh gần như bằng 0.
Mô hình "bếp trung tâm" này khi áp dụng tại Indonesia được coi là con át chủ bài giúp Grab Kitchen tạo thế đối trọng trong lĩnh vực giao nhận thức ăn với chủ nhà Go-Jek. Mục đích giữ chân khách hàng bằng việc đa dạng dịch vụ và đem về doanh thu cao hơn nhờ các ứng dụng hỗ trợ khác như thanh toán điện tử ví điện tử ngay trên ứng dụng.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường giao thức ăn trực tuyến toàn cầu trị giá 95 tỷ USD, đạt tăng trưởng 11% mỗi năm vào năm 2023. Riêng châu Á đã chiếm giá trị 53 tỷ USD, tức hơn 50% nhu cầu thế giới. Điều này dự báo "chiến địa" giao đồ ăn tại khu vực này sẽ có thêm nhiều mô hình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!