Bà Katrina Ell, chuyên gia kinh tế của tổ chức đánh giá tín dụng Moody’s Analytics, cho biết lạm phát đã đi qua đỉnh ở hầu hết các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và đang theo xu hướng giảm dần, trong đó có thông tin cụ thể về trường hợp của Việt Nam.
Cụ thể, tình hình lạm phát đang hạ nhiệt đáng kể ở các nền kinh tế Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, một số quốc gia khác như Philippines vẫn đang đối mặt với lạm phát tăng.
Moody’s Analytics cho rằng trong năm nay, hạn chế nguồn cung được nới lỏng và chi phí vay giảm bớt sẽ giúp giảm lạm phát xuống mức thấp hơn ở khu vực này. Tuy nhiên đây sẽ là một quy trình diễn ra từ từ từng bước một. Dự báo lạm phát khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ ở mức trung bình khoảng 2,8% trong năm nay và 2,5% trong năm tới.
Người dân mua sắm tại một siêu thị. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
"Nguyên nhân chính hạ nhiệt lạm phát ở khu vực châu Á là do giá dầu thế giới đã giảm khá nhiều từ đỉnh và giá lương thực, thực phẩm cũng đã đi xuống. Về trường hợp của Việt Nam, chúng tôi cho rằng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý I năm nay và sau đó giảm dần.
Hiện nay, nhiều yếu tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam như giá thực phẩm, giá nhiên liệu, đồ dùng gia đình và chi phí xây dựng. Sắp tới khi có những thay đổi về giá điện, việc kiểm soát lạm phát sẽ cần lưu tâm hơn. Có thể cần nhiều trợ cấp giá năng lượng hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Năm nay, kiềm chế lạm phát tiếp tục là thách thức với Việt Nam dù các bạn vẫn đang làm tốt việc này", bà Katrina Ell, chuyên gia kinh tế của Moody’s Analytics, thông tin.
Lạm phát tăng mạnh ở Đông Nam Á VTV.vn - Một số quốc gia ở Đông Nam Á đang đối mặt với tình trạng lạm phát tiếp tục tăng. Trong khi đó, các tổ chức tài chính quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!