Ảnh minh họa.
Nguồn vốn trực tiếp trên được đưa ra dựa trên Đạo luật CHIPS và Khoa học, được Quốc hội thông qua vào năm 2022 nhằm thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ.
Trong một tuyên bố, Bộ Thương mại Mỹ khẳng định khoản hỗ trợ sẽ thúc đẩy kế hoạch đầu tư của Texas Instruments trị giá hơn 18 tỷ USD cho đến cuối thập kỷ này để xây dựng ba cơ sở mới.
Theo Bộ trên, hai trong số các cơ sở sẽ đặt tại Texas và một cơ sở tại Utah, và dự kiến sẽ tạo ra hơn 2.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất.
Mỹ đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài liên quan đến các chất bán dẫn thế hệ cũ, giữa lo ngại về an ninh quốc gia và sự cạnh tranh ngày càng tăng với các nền kinh tế lớn khác.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong đại dịch COVID-19, tình trạng thiếu hụt chip đã thúc đẩy lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động chế tạo của nước này.
Bộ Thương mại cho biết thêm các dự án theo kế hoạch của công ty sẽ hỗ trợ đáng kể nhu cầu kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia.
Ba cơ sở mới sẽ thúc đẩy đáng kể năng lực sản xuất chip nội địa. Giám đốc điều hành Texas Instruments, Haviv Ilan cho biết công ty có kế hoạch tăng sản lượng nội bộ lên hơn 95% vào năm 2030.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết biên bản ghi nhớ sơ bộ mới nhất cũng bao gồm 10 triệu USD tài trợ để giúp phát triển lực lượng lao động và mảng bán dẫn của Texas Instruments.
Khủng hoảng nhân lực ngành bán dẫn VTV.vn - Tình trạng thiếu hụt lao động có thể khiến các nhà cung cấp khó theo kịp nhu cầu ngày càng tăng về chip, đặc biệt là khi trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục bùng nổ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!