Hình minh họa. Ảnh: Kyodo
Số liệu trên vừa được Tổ chức phi lợi nhuận World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) công bố trong dự báo mới nhất của mình.
Nhu cầu về chip cho máy tính xách tay và máy tính bảng cũng như thiết bị wifi tăng do nhu cầu làm việc từ xa và các lớp học trực tuyến ngày càng tăng sau đại dịch COVID-19. Doanh số bán máy chơi game máy tính cũng tăng cao khi người tiêu dùng chọn là phương tiện giải trí, tránh những chuyến đi chơi không cần thiết, làm tăng thêm yêu cầu cung cấp thêm chip.
WSTS cho biết thêm, bên cạnh nhu cầu do đại dịch gây ra, kinh tế mở cửa trở lại cùng với những tiến bộ trong tiêm chủng COVID-19 cũng làm dấy lên nhu cầu sử dụng chip cho xe cộ và các sản phẩm công nghiệp, giữ cho nhu cầu ổn định trong năm tới.
Ngành công nghiệp sản xuất chip cho rằng điều kiện cung và cầu sẽ tiếp tục thắt chặt trong thời điểm hiện tại. Pat Gelsinger, giám đốc điều hành của tập đoàn chip khổng lồ Mỹ Intel, cho biết sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu có thể mất vài năm để giảm bớt.
Triển vọng phát triển thị trường chất bán dẫn đã thúc đẩy một số chính phủ thực hiện các biện pháp để đảm bảo nguồn cung chip ổn định, một thiết bị chủ chốt được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ điện thoại thông minh, phương tiện đến thiết bị mạng tốc độ cao.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dành khoảng 400 tỷ Yên (3,5 tỷ USD) để hỗ trợ công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan xây dựng một nhà máy mới ở tỉnh Kumamoto, phía Tây Nam nước này.
Tháng trước, Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU), bà Margrethe Vestager đã cho biết, Liên minh châu Âu đang xem xét nới lỏng các quy tắc viện trợ nhà nước để cho phép tài trợ cho các nhà máy chip mới trong khối 27 quốc gia,.
Theo khu vực, châu Mỹ được dự đoán sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu vào năm 2022 với mức tăng cao nhất là 10,3% về nhu cầu, tiếp theo là mức tăng 9,3% ở Nhật Bản. Theo tổ chức đại diện cho 45 nhà sản xuất chất bán dẫn, thị trường chip ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, được dự báo sẽ tăng 8,4% và ở châu Âu tăng 7,1%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!