Anh Châu (quận 7, TP.HCM) cho biết đã mua một cục sạc dự phòng trên trang thương mại điện tử Lazada vào dịp lễ độc thân 11/11 vừa qua. Tuy nhiên, từ mẫu mã, màu sắc, chất lượng của cục sạc khác hẳn so với mẫu sản phẩm khi anh Châu đặt hàng.
Khi khiếu nại tới Lazada, câu trả lời anh Châu nhận được là do "giao nhầm sản phẩm". Sàn thương mại điện tử này cũng yêu cầu anh đổi trả đơn hàng và tự làm việc với nhà sản xuất.
Ngay cả các nhà sản xuất, các đơn vị phân phối độc quyền cũng đã phải lên tiếng về tình trạng bán hàng không chính hãng của các trang thương mại điện tử.
Theo nhà chức trách, dù khó kiểm soát nhưng không phải là không có cách để phòng chống, xử lý tình trạng trên. Tính đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã phát hiện và buộc gần 36.000 sản phẩm vi phạm phải gỡ bỏ, khóa hơn 3.100 tài khoản trên các sàn thương mại điện tử, tổng mức xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại điện tử năm 2018 là 7 tỷ đồng.
Năm nay, trong Ngày mua sắm trực tuyến quốc gia Online Friday lần thứ 6, Bộ Công Thương đã nhấn mạnh chủ đề "Hàng chính hãng" để thể hiện quyết tâm của các cơ quan chức năng.
Những vi phạm trong thương mại điện tử có thể bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng. Tuy nhiên, mức phạt này được cho là vẫn còn quá nhẹ đối với lợi nhuận từ việc bán hàng giả online, nên tình trạng này vẫn sẽ còn tái diễn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!