Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp SME

Hải Vân-Thứ hai, ngày 07/08/2023 15:28 GMT+7

VTV.vn - Với tỷ lệ 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp Việt vẫn cần có những trợ lực từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Thông qua dự án LinkSME, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ trong 5 năm qua đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhiều hoạt động nghiên cứu, rà soát và đưa ra khuyến nghị để thúc đẩy cải cách quy định kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Trong giai đoạn 2018 - 2023, Dự án LinkSME đã đánh giá năng lực sơ bộ, sàng lọc 180 doanh nghiệp, bên cạnh đó đánh giá toàn diện cho 11 doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu cho 41 doanh nghiệp. Những hỗ trợ này đã giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nguồn lực và sẵn sàng phục hồi sau đại dịch COVID-19.

"Tiến hành áp dụng truy xuất nguồn gốc vào sản phẩm của chúng tôi theo công nghệ blockchain, với việc truy xuất này sản phẩm của chúng tôi đã thể hiện được sự minh bạch trong chất lượng của sản phẩm, kết nối, giới thiệu ra quốc tế. Năm 2022, chúng tôi đã bán buôn sang thị trường Mỹ", bà Nguyễn Thị Thanh Hoa, Tổng Giám đốc Điều hành, Công ty CP EUBIZ Việt Nam, cho biết.

Trong tổng số 318 đơn đặt hàng với doanh nghiệp đầu chuỗi được kết nối trong 5 năm, đã có 280 đơn hàng đã được giao và thanh toán thành công với tổng giá trị lên tới 200 tỷ đồng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp SME - Ảnh 1.

Các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần tích cực thay đổi nhận thức trong chiến lược phát triển, chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, không nên có tư duy trông chờ hỗ trợ tài chính từ các quỹ, (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Hiện nay chúng tôi còn có dự án mang tên tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân hay gọi tắt là IPSC. Dự án này sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như tiếp cận tài chính và chuyển đổi số", bà Aler Grubbs, Giám đốc Quốc gia Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), thông tin.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có thể cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Rà soát và hàng năm đều có những yêu cầu thủ tục, giấy phép kinh doanh thủ tục nào không cần thì dỡ bỏ, những thủ tục nào thừa thì các cơ quan phải rà soát phải cắt giảm", bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần tích cực thay đổi nhận thức trong chiến lược phát triển, chuyên nghiệp hóa quy trình sản xuất, không nên có tư duy trông chờ hỗ trợ tài chính từ các quỹ, để từ đó có được nhiều lợi ích tài chính bền vững phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 45% GDP cho Hà Nội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 45% GDP cho Hà Nội

VTV.vn - Theo HANOISME, hơn 97% doanh nghiệp tại TP Hà Nội là nhỏ và vừa.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước