Khi tài nguyên thiên nhiên đã không còn dư địa và bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng có nhiều biến động, nội lực để phát triển chính là năng suất lao động. Trong những năm gần đây, năng suất lao động của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN nhưng đây vẫn là điểm còn yếu của kinh tế Việt Nam khi đến nay nước ta vẫn thuộc nhóm nước có năng suất lao động thấp nhất trong khu vực ASEAN.
Năm 2018, năng suất lao động của Việt Nam đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan. Trong khu vực ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn so với Campuchia.
Để đạt mục tiêu tăng năng suất lao động, Việt Nam cần phải chuyển đổi tiếp 30% nhân lực từ nông lâm nghiệp, thủy sản, các ngành năng suất thấp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn.
Kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vì vậy, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của các chính sách đổi mới, đảm bảo tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, từ đó tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước tăng tốc nhanh và bền vững tới tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!