Net Zero - Gửi Tương Lai: "Kho báu CO2"

P.V-Thứ tư, ngày 10/07/2024 12:21 GMT+7

VTV.vn - Mọi người đều đang hít thở khí oxy, thiếu oxy (O2) sẽ không thể tồn tại. Ngược lại CO2 là thứ chúng ta muốn loại bỏ nhưng vì sao lại gọi “Kho báu CO2”?

Có thể nói sự dư thừa CO2 trên trái đất do chúng ta tạo ra, đang làm nên một "cuộc chơi" mới hướng tới sự phát triển bền vững cho tuổi thọ của Trái đất. Thay vì một nền kinh tế phát thải sẽ hướng dần sang nền kinh tế hạn chế phát thải.

CO2 là loại khí cần thiết đối với sự vận hành của trái đất. Tuy nhiên, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (khoảng năm 1760 - 1840) cho tới nay, các hoạt động sản xuất, đốt nhiên liệu hoá thạch, nạn phá rừng, đánh đổi kinh tế lấy môi trường đã khiến lượng khí CO2 tăng đáng kể, chiếm 75% loại khí gây hại. Lượng CO2 phát thải quá nhiều đang cần được giảm về sự cân bằng vốn có. Đây là tiền đề cho một thứ quyền lực có giá trị ở thời đại này và cách để cất giữ nó chính là "kho báu".

Bạn càng ít thải ra CO2 thì quyền của bạn càng lớn. Nhiều người sẵn sàng mua lại quyền đó của bạn để trung hòa, bù đắp lượng CO2 mà họ đã thải ra. Quyền đó được ghi nhận bởi một thứ mang tên Tín chỉ carbon - chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2 hay CO2 tương đương.

Một tín chỉ carbon tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương. Ước tính, đây là khối lượng khí của khoảng 500.000 người thở ra cùng một lúc. Hiện giá của tín chỉ carbon trên thị trường hiện đang dao động khá lớn từ 0,07 - 155 USD/tấn. Thị trường giao dịch này đã khởi động từ cách đây 2 thập kỷ.

Trong bức tranh toàn cầu được Ngân hàng Thế giới tổng hợp về giá trị thị trường carbon, tổng giá trị này toàn cầu đạt khoảng 97 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, quy mô thị trường carbon tại châu Âu đang có giá trị lớn nhất, hơn 42 tỷ USD, tức chiến gần 1 nửa toàn cầu. Đức hơn 7 tỷ USD; Canada đạt gần 6 tỷ USD; Nhật Bản 1,8 tỷ USD, New Zealand 1,2 tỷ USD.

Net Zero - Gửi Tương Lai: Kho báu CO2 - Ảnh 1.

Trên thực tế, ở Việt Nam cũng đã ghi nhận những có thương vụ mua bán tín chỉ carbon từ cách đây 17 năm trước. Và Nhà máy xử lý và chế biến khí tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính là một trong những địa điểm xác nhận thương vụ bán Tín chỉ carbon đầu tiên tại Việt Nam.

Mới đây, Việt Nam cũng vừa nhận hơn 1.200 tỷ đồng (51,5 triệu USD) từ Ngân hàng Thế giới cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh vùng Bắc Trung Bộ, giai đoạn 2018 - 2029. Đây là bước quan trọng trong khai thác tiềm năng bán Tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam. Tín chỉ carbon rừng được xem là một sự nối tiếp trên hành trình tìm ra "Kho báu CO2" mà Việt Nam đã và đang thực hiện. 

Việt Nam hiện cũng đang trong quá trình đàm phán để để tiếp tục chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022 - 2026. Đây là thỏa thuận đàm phán song phương thứ 2 của Việt Nam về chuyển nhượng phát thải khí nhà kính sau Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính Bắc Trung Bộ. Theo đó, đối tác quốc tế sẽ thanh toán với giá tối thiểu là 10 USD cho 1 tấn CO2, với tổng giá trị là 51,5 triệu USD.

Net Zero - Gửi Tương Lai: Kho báu CO2 - Ảnh 2.

Việt Nam đã ghi nhận những có thương vụ mua bán tín chỉ carbon từ cách đây 17 năm trước. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, giá trị của việc giảm phát thải CO2 không chỉ nằm ở việc tạo ra Tín chỉ carbon. Ngay lúc này, nhiều người nông dân và doanh nghiệp Việt cũng đang tìm hướng đi gia tăng được giá trị tài sản nhờ giảm phát thải CO2. 

Có thể nói "Kho báu CO2" không chỉ là Tín chỉ carbon. Đúng là bán tín chỉ sẽ có tiền nhưng đó không phải là giá trị đích thực mà mọi doanh nghiệp đều đang tư duy. Với họ cơ hội từ "Kho báu CO2" đơn giản là trồng những nông sản bền vững hơn, ít thải ra carbon. Khi đó giá trị vốn của của nông sản Việt mới được công nhận trên trường quốc tế. "Kho báu CO2" sẽ biến thách thức thành cơ hội mang lại để hướng tới một một tương lai xanh.

'Hạ sốt' cho trái đất? "Hạ sốt" cho trái đất?

VTV.vn - Khí thải nhà kính như CO2 là thứ khiến trái đất "sốt" và nếu không giảm thiểu được sẽ khiến con người phải đối mặt với một bờ vực nguy hiểm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước