Do vậy, dù mặt bằng lãi suất huy động có tín hiệu hạ nhiệt giảm từ 0,1 - 0,5%, nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng trong dịp đầu năm mới.
Trước việc thị trường chứng khoán, trái phiếu nhiều rủi ro, vàng biến động liên tục, bất động sản đứng im, chị Tuyền Lâm (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) đã chọn kênh tiết kiệm để đầu tư phần lớn số tiền nhàn rỗi của mình. Những chương trình khuyến mãi của các ngân hàng đang là điều chị quan tâm.
"Em thường gửi kỳ hạn khoảng 6 tháng để được lãi suất tốt nhất", chị Hồ Tuyền Lâm, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, chia sẻ.
Với các bạn trẻ, kênh gửi tiết kiệm online đang được ưu tiên hàng đầu vì những tiện lợi và hơn hết là mặt bằng lãi suất hấp dẫn hơn.
Các chuyên gia cho rằng, dòng tiền huy động trong dân đang tăng mạnh sẽ tạo cơ hội để tăng tính thanh khoản cho hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Theo các ngân hàng, sau Tết, mặt bằng lãi suất huy động đều giảm, nhưng hiện lãi suất tiền gửi từ 6 tháng đến 12 tháng đang niêm yết từ khoảng 8 - 9,5%/năm vẫn khá hấp dẫn đối với dòng tiền nhàn rỗi khi người dân muốn gửi tiết kiệm.
"Yếu tố để củng cố sự ổn định lãi suất cũng như điều kiện để ngân hàng giữ ổn định lãi suất hoặc giảm lãi suất là có trên cơ sở đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí đầu vào, trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay một cách bền vững", ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng, dòng tiền huy động trong dân đang tăng mạnh sẽ tạo cơ hội để tăng tính thanh khoản cho hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, giúp các ngân hàng có dư địa giảm lãi suất đầu ra theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục giảm lãi vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!