Dịch bệnh COVID-19 vẫn trong giai đoạn lây lan mạnh tại Mỹ đã khiến nhiều ngành công nghiệp của nước này rơi vào tình cảnh cực kì khó khăn, trong đó có cả ngành công nghiệp giáo dục cấp cao - tức là gồm Đại học và sau Đại học.
Mức tăng trưởng hàng năm của ngành công nghiệp này là khoảng 2.6%. Nước Mỹ vốn là một trong những quốc gia được ưa chuộng hàng đầu cho các lựa chọn trường đại học của sinh viên Mỹ và rất nhiều sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, dịch bệnh đang đưa ngành công nghiệp giáo dục tại đây vào một tình thế khó khăn.
Tháng 3 năm nay, tất cả các sinh viên Mỹ và đang học tại Mỹ bị yêu cầu rời khỏi trường. Những khuôn viên bình thường nô nức sinh viên với tâm trạng háo hức đến lớp, đột nhiên trở nên hiu quạnh lạ thường. Nhưng tại một vài thành phố, bên ngoài trường đại học, không khí vẫn rất sôi sục, tuy nhiên, đó là của các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức, yêu cầu hoàn lại học phí.
Những khuôn viên bình thường nô nức sinh viên với tâm trạng háo hức đến lớp, đột nhiên trở nên hiu quạnh lạ thường.
Tại bang Lousiana, 1 trường Đại học đã quyết định hoàn trả lại gần 5.2 triệu USD tiền cho sinh viên, trong đó bao gồm cả tiền đóng cho kí túc xá và bếp ăn, nhưng không phải trường nào cũng sẵn lòng bồi hoàn các khoản tiền như trên. Một loạt trường đại học đã tuyên bố sẽ không trả lại tiền như sinh viên yêu cầu. Thậm chí, tại bang Florida, trường đại học của bang còn đang giằng co trong 1 vụ kiện tụng do chính sinh viên của trường đâm đơn. Dịch bệnh COVID-19 với đang khiến rất nhiều trường Đại học tại Mỹ rơi vào cảnh khốn đốn về tài chính. So với năm 2018, số sinh viên nhập học đã giảm tới 250.000 người. Không có học sinh đồng nghĩa với nguồn tài chính của các trường bị thâm hụt nặng. Ví dụ, trường đại học Michigan, ước tính sẽ hao hụt từ 400 triệu cho tới 1 tỷ USD trong năm nay. Riêng trường đại học California, chỉ trong tháng 3 vừa rồi đã thất thu 558 triệu USD. Giải pháp mà các trường đang đưa ra đó là đưa càng nhiều chương trình học lên nền tảng trực tuyến càng tốt. Nhưng điều này không đơn giản.
Chị Ana Ruth Bertolazzi, sinh viên trường đại học bang San Francisco, cho biết: "Thỉnh thoảng trong các tiết học online, tôi hỏi thầy giáo 1 câu gì đó, có thể thầy sẽ không nghe được hoặc chính đường truyền mạng của tôi không ổn định và bị dừng hình".
Kể cả khi các trường có được mở lại vào mùa thu đông này, nếu dịch bệnh được kiểm soát, thì cũng không chắc chắn là đội ngũ giáo viên và nhân viên, cũng như các học sinh sẽ quay trở lại đầy đủ. Trường đại học bang Arizona là 1 ví dụ. Trường ước lượng sẽ mất khoảng 80% lượng sinh viên Quốc tế mới và 30% sinh viên quốc tế đang theo học - thất thoát về tài chính là khoảng 33.1 triệu USD.
Các chuyên gia dự đoán, có thể sau dịch bệnh, các trường sẽ phải thích nghi với một hình thức dạy và học mới. Trường sẽ phải sẵn sàng trong tình trạng đóng cửa, học online xen lẫn với trực tiếp bất cứ lúc nào cần thiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!