Ngành gỗ và dệt may hết thời "ăn đong"

Khánh Linh-Thứ hai, ngày 05/04/2021 09:11 GMT+7

VTV.vn - Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, số lượng đơn hàng của ngành dệt may và đồ gỗ xuất khẩu đã tăng trở lại.

Bất chấp những gián đoạn của chuỗi cung ứng và diễn biến dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam vẫn đang lấy lại đà tăng trưởng.

Tại ngành hàng dệt may và đồ gỗ xuất khẩu, số lượng đơn hàng đã tăng trở lại và một số ngành còn tăng vượt cả thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19. Dệt may và đồ gỗ xuất khẩu là một trong những ngành hàng như vậy.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng cho tới cuối năm 2021. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng cho cả năm, chỉ ký đơn hàng ngắn hạn.

Ngành gỗ và dệt may hết thời ăn đong - Ảnh 1.

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đều đã có lượng đơn hàng đến hết quý II. (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Các doanh nghiệp của ngành gỗ Việt Nam đều đang sẵn sàng và các đơn hàng được đong đầy cho đến cuối năm", ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, nhận định.

Ngành dệt may cũng đang có tín hiệu tích cực, bởi chỉ trong nửa đầu tháng 3, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam tăng thêm hơn 560 triệu USD so với thời điểm của nửa cuối tháng 2/2021. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đầu vào và giá thành sản phẩm cũng là trở ngại cho các doanh nghiệp.

"Chúng tôi sử dụng khoảng 30% nguyên phụ liệu trong nước. Và trong 70% nguyên liệu nhập khẩu, chúng tôi nhập từ Trung Quốc khoảng trên 60%", ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết.

Ngành gỗ và dệt may hết thời ăn đong - Ảnh 2.

Đa phần các doanh nghiệp ngành gỗ đã nhận được các đơn hàng cho tới cuối năm 2021. (Ảnh: Báo Đầu tư)

"Cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới đang hết sức thách thức, phải là những người có năng suất rất tốt, quản trị giá thành hiệu quả mới có các đơn hàng", ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, chia sẻ.

Thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp dệt may đều đã có lượng đơn hàng đến hết quý II. Còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thành phẩm như: đồ gỗ, ghế ngồi… hầu hết đã ký đơn hàng cho cả 1 năm.

Đa dạng chuỗi cung ứng nguyên liệu, tìm kiếm các đối tác cạnh tranh về giá cả, chất lượng là việc các doanh nghiệp đang tiến hành để đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đúng yêu cầu của khách hàng.

Forbes: Dệt may Việt Nam 'đánh bại' COVID-19 nhờ khẩu trang Forbes: Dệt may Việt Nam "đánh bại" COVID-19 nhờ khẩu trang

VTV.vn - Việt Nam có khả năng trở thành một trong những nhà sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước