Ngành mía đường gặp khó khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực

VTV9-Thứ tư, ngày 07/03/2018 07:42 GMT+7

(Ảnh minh họa: Dân trí)

VTV.vn - Một lần nữa, những yếu kém của ngành mía đường càng lộ rõ khi năm nay, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN có hiệu lực.

Hiện nông dân trồng mía cũng như các nhà máy đường đang trong tình cảnh hết sức khó khăn. Nông dân không bán được mía với mức giá cho phép có lãi. Các nhà máy đường đứng trước nguy cơ càng sản xuất càng thua lỗ.

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ năm 2018 đã tác động mạnh mẽ đến ngành mía đường Việt Nam. Cụ thể, mặt hàng đường từ các nước ASEAN nhập vào Việt Nam sẽ được điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu 5% như cam kết. Như vậy, việc sản phẩm đường từ các nước ASEAN vào thị trường Việt Nam với giá rẻ sẽ khiến sản phẩm đường trong nước khó có thể cạnh tranh được với sản phẩm đường của các nước khác, nhất là Thái Lan.

Theo các chuyên gia mía đường, khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, lý do là vì chi phí cao, kéo theo giá thành của sản phẩm đường cũng tăng theo. Một so sánh được đưa ra, ở Thái Lan, giá mía chỉ từ 28 - 30 USD/tấn, trong khi ở Việt Nam, các nhà máy phải mua với giá xấp xỉ 50 USD/tấn. Nếu giá mua thấp hơn nông dân sẽ không có lãi, nhưng nếu mua giá cao hơn thì các nhà máy đường càng khó cạnh tranh với các nhà máy đường Thái Lan.


Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong nước Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường trong nước

VTV.vn - Sáng nay (19/1), một cuộc hội thảo quy mô đưa ra giải pháp giúp ngành mía đường phát triển bền vững vừa diễn ra tại tỉnh Hậu Giang.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước