Nghị quyết 42 - Gỡ thế “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ năm, ngày 28/12/2017 07:38 GMT+7

VTV.vn - Nghị quyết 42 được Quốc hội bấm nút thông qua vào tháng 8 vừa qua được đánh giá là một "đòn bẩy" của ngành ngân hàng.

Mặc dù còn có nhiều tranh luận liệu rằng Nghị quyết 42 có đang tạo cơ chế quá rộng cho các ngân hàng và tổ chức mua bán nợ xấu hay không? Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là cơ chế đột phá để phá băng nợ xấu.

Hơn 200.000 khoản nợ xấu tồn đọng nhiều năm không xử lý được do người đi vay không chịu giao tài sản. Nghị quyết 42 đã mang tới những đòn bẩy quan trọng, trao cho ngân hàng một công cụ xử lý nợ là quyền thu giữ tài sản đảm bảo ngay cả khi con nợ không đồng ý. Trong trường hợp phải đưa ra tòa xét xử, thời gian sẽ được rút gọn không quá 6 tháng, thay vì phải mất hàng năm trời như trước.

Nghị quyết 42 cũng mở rộng thị trường nợ. Bất cứ ai, tổ chức hay cá nhân, trong nước hay nước ngoài, đều có thể mua bán nợ xấu mà không cần phải xin cấp phép như trước. Thị trường đông vui hơn, nợ xấu chắc chắn sẽ được dễ dàng mua đi bán lại hơn.

Một cơ chế đột phá khác là lần đầu tiên được dùng tiền mặt để mua nợ xấu, lần đầu tiên, có thể bán nợ xấu thấp hơn giá gốc. Hàng loạt cơ chế chưa có tiền lệ đó được kỳ vọng sẽ tạo đột biến trong tốc độ xử lý nợ xấu trong năm tới.

Trao đối với phóng viên VTV, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết, cùng với sự ra đời của Nghị quyết 42, dự kiến trong năm nay sẽ xử lý được tới gần 25.000 tỷ đồng nợ xấu, bằng một nửa giá trị nợ xấu xử lý trong cả 3 năm trước, nghĩa là đã có tín hiệu tăng tốc trong xử lý nợ xấu.

Thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ xấu sau Nghị quyết 42 Thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ xấu sau Nghị quyết 42

VTV.vn - Hơn 5.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC thu hồi chỉ trong khoảng 1 tháng sau khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu có hiệu lực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước