Nghịch lý nông sản được mùa, mất giá: Do tâm lý đám đông?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 04/04/2017 10:57 GMT+7

VTV.vn - Nghịch lý tồn tại nhiều năm nay với nông sản Việt "được mùa - mất giá" là thông tin đáng chú ý được các báo đặc biệt quan tâm.

Tờ Nông thôn Ngày nay cho biết, mọi năm giá tiêu ở mức 200.000/kg nhưng năm nay giá tiêu rớt mạnh chỉ còn 100.000/kg. Lý giải về vấn đề này, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết, mọi năm tầm quý I chỉ có 3 nước là Việt Nam, Campuchia và Ấn Độ thu hoạch tiêu, năm nay có thêm Brazil nên nguồn cung tăng.

Theo một chủ vựa tiêu, thời gian qua, diện tích trồng tiêu tăng khá nhanh vì giá có lúc lên đến 250.000 đồng/kg nên nông dân ồ ạt trồng, khiến sản lượng tiêu năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong khi đó, Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, hồ tiêu là loại cây tỉnh không khuyến khích trồng chuyên canh, khuyến cáo trồng xen cây tràm.

Từ những câu chuyện về chuối Đồng Nai, rau Đà Lạt, hay dưa Quảng Ngãi, tiêu Kiên Giang... có thể thấy bi kịch xảy ra trên các mặt hàng nông sản khác nhau nhưng đều có cùng nguyên nhân. Một nguyên nhân đã quá cũ nhưng cứ lặp đi lặp lại: đó là trồng ồ ạt, không hiểu thị trường và cuối cùng mất giá.

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn sáng nay (4/4), có góc nhìn khá thú vị về câu chuyện này, tác giả bài viết kể khi đi ngang đoạn đường chỉ hơn 100 m ở Cái Bè, Tiền Giang, ai cũng nhìn thấy hơn chục bảng hiệu nem "Ông Mập" na ná nhau về nội dung lẫn hình thức; hay ở Hà Nội, khu vực Hồ Tây cũng nhiều tiệm ốc "Ông Già", "Ông Già số 1", "Ông Già chính hiệu". Chuyện tưởng chừng ngộ nghĩnh nhưng nó lại thể hiện "tâm lý đám đông" khi việc đầu tư kinh doanh hay nuôi trồng bất cứ sản phẩm gì cũng vì chạy theo ông hàng xóm.

Nhiều mô hình ban đầu vì thế vốn rất hiệu quả nhưng khi nhân rộng ra lại dễ thất bại. Người đi sau cũng chết mà người mở đường cũng chết theo. Thấy "người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào" để rồi dư thừa và mất giá.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước