Người mua nhà ở XH chưa thể tiếp cận gói 30.000 tỷ

Tuyết Mai-Thứ sáu, ngày 31/05/2013 07:00 GMT+7

Ảnh minh họa

 Theo phản ảnh của cả người mua nhà và ngân hàng, mặc dù đã có những tháo gỡ về thủ tục cho vay nhưng nhiều người mua nhà ở xã hội cũng không dễ tiếp cận được với nguồn vốn này.

Nghe tin các ngân hàng thương mại đã chấp nhận cho người mua nhà được dùng chính hợp đồng mua bán căn hộ thương mại để làm tài sản thế chấp, mà không phải dùng Sổ đỏ của một căn nhà khác để thế chấp, anh Hưng, một người mua nhà, đã ngay lập tức tới ngân hàng để tìm hiểu về thủ tục vay vốn.

Mặc dù số tiền vay của anh không nhiều, chỉ 400 triệu đồng trong vòng 10 năm. Cả tiền gốc và lãi mỗi tháng phải trả cho ngân hàng là 5,4 triệu đồng. Nhưng để vay được, anh phải chứng minh được thu nhập của gia đình ít nhất là 18 triệu đồng một tháng.

Anh Trần Quang Hưng, người mua nhà, cho biết: “Thu nhập hàng tháng của tôi chỉ hơn 10 triệu, mà theo hướng dẫn thì thu nhập phải chứng minh được khoảng 18 triệu/tháng. Tôi băn khoăn làm thế nào để có thêm sự hỗ trợ để mức thu nhập của mình tương đương mức quy định của ngân hàng”.

Trung bình, một căn hộ thu nhập thấp hiện hiện nay có giá khoảng 600-800 triệu đồng. Với mức vay 60-80% giá trị căn hộ, người vay sẽ phải chứng minh được thu nhập hàng tháng ở mức trên 20 triệu đồng.

Chị Nga, một cán bộ công tác tại UBND phường Giáp Bát chia sẻ, với mức lương theo bảng lương hiện nay thì không người thu nhập thấp nào có thể chứng minh được hàng tháng mình có được số tiền trên để trả ngân hàng.

Đó là chưa kể, phần lớn các ngân hàng chỉ cho thế chấp với căn hộ thương mai, nhưng lại không cho thế chấp với căn hộ là nhà ở xã hội. Điều này khiến người mua không biết lấy gì để thế chấp cho ngân hàng.

Tuy nhiên, ngay cả khi được thế chấp thì với những quy định về chứng minh thu nhập, người thu nhập thấp cũng khó có thể vay được tiền .

Chị Nguyễn Thị Minh, người mua nhà cho biết: “Trên thực tế bảng lương rất thấp. Thu nhập của mình chỉ có 2,4 triệu/tháng, chồng mình cũng chỉ hơn 3 triệu. Với thu nhập như thế này ngân hàng không cho vay”.

Theo một số các ngân hàng thương mại được giao triển khai gói hỗ trợ này, bản thân họ cũng đang gặp khó. Bởi nhà ở xã hội là loại nhà bị không chế không được chuyển nhượng trong 10 năm, nên khi người mua nhà không có khả năng trả nợ, ngân hàng cũng không thể phát mại thu hồi nợ. Đó là chưa kể, với mức thu nhập đủ để trả ít nhất 18-20 triệu đồng/tháng thì đối tượng đó có còn là người thu nhâp hay không?

Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ, Phó Giám đốc MHB, chi nhánh Hà Tây cho biết: “Trong công văn họ không nói rõ tổng thu nhập như thế nào gọi là thu nhập thấp, nên khi xác minh rất khó”.

Một số ngân hàng cho biết, để người mua nhà thu nhập thấp được thế chấp hợp đồng mua bán căn hộ thu nhập thấp làm tài sản đảm bảo, các cơ quan chức năng cần linh hoạt. Như trường hợp người mua không trả được nợ thì các cơ quan phê duyệt danh sách cần cho phép tìm người thay thế. Có như vậy ngân hàng mới mạnh dạn cho thế chấp loại hình này.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước