Nhà đầu tư Mỹ lạc quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Lê Tuyển, Phú Nguyễn (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 19/09/2018 10:00 GMT+7

VTV.vn - Trước những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung liên tục leo thang, trái với thị trường chứng khoán giảm điểm ở châu Á, các nhà đầu tư Mỹ lại chọn ở lại và mua thêm.

Những căng thẳng thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến nhiều thị trường châu Á lập đáy trong phiên giao dịch ngày 18/9. Thế nhưng, điều này lại hoàn toàn ngược với thị trường chứng khóan Mỹ. Tại sao lại như vậy?

Việc Mỹ quyết định áp thuế 10% lên khoảng 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc hôm 18/9 được coi là phát súng tiếp theo trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng thay vì tháo chạy, các nhà đầu tư Mỹ chọn ở lại và mua thêm, một nghịch lý hiếm có trên thị trường.

Trang Bloomberg viết: "Phố Wall thức dậy hôm thứ 3 (18/9) khi biết cuộc chiến thương mại đã leo thang nhưng thị trường chẳng quan tâm mấy. Thậm chí, khi Trung Quốc nói trả đũa, các nhà đầu tư lại không giật mình. Trái lại, các chỉ số tương lai còn cho thấy sẽ tăng điểm".

Thậm chí, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/9, cả 3 chỉ số chính trên thị trường còn tăng điểm, một sự trái ngược hoàn toàn với dự báo trước kia. Tại sao lại như vậy?

Trang Bloomberg giải thích, căng thẳng thương mại kéo dài nhiều tháng nay không thực sự đáng sợ như thế. Có một số lý do khiến các nhà đầu tư vẫn bình chân.

Thứ nhất, ông Trump để tận cuối năm mới tăng thuế lên 25%, có nghĩa vẫn còn chỗ cho đàm phán, hòa giải sau bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Thứ hai, gói thuế mới kích hoạt từ tuần sau, trong khi tác động về kinh tế còn lâu mới thấy, vậy nên vẫn còn thời gian để suy tính cho việc đầu tư.

Cuối cùng, nhiều dự đoán Mỹ sẽ tăng 10% hay 25% ngay, cuối cùng mức thuế 10% đã được đưa ra. Điều này cho thấy phe tư vấn ôn hòa trong Nhà Trắng vẫn còn có tiếng nói.

Công bố thống kê của ngân hàng BofA, Marketwatch nhận định, số nhà đầu tư coi cuộc chiến thương mại là rủi ro lớn nhất của các thị trường đã giảm mạnh. Trong cuộc điều tra ngay sau lần đánh thuế 10%, chỉ còn 43% số nhà đầu tư coi thương mại là rủi ro lớn nhất. Con số này của 1 tháng trước là 55% và cũng chỉ có 18% cho biết sự giảm tốc hiện nay của kinh tế Trung Quốc là đáng ngại.

Tờ Wall Street Journal trích lời của ông Carlo Diego D'Andrea, Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc, doanh nghiệp châu Âu đang nghĩ tới chiến thuật phương án B của hai bên.

Một quan chức Trung Quốc nói: "Người Mỹ đang cầm lái còn phía Trung Quốc đang suy nghĩ xem liệu đây có phải thời gian phù hợp để dừng lại nói chuyện không?".

Chưa biết phía Trung Quốc sẽ quyết định thế nào nhưng cũng theo tờ Wall Street Journal, ngày 18/9, Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lưu Hạc đã cho triệu tập các quan chức kinh tế cao cấp để xem xét lời mời đàm phán của Bộ Trưởng Tài chính Mỹ tuần trước. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất lúc này là Trung Quốc không muốn phải ngồi vào đàm phán khi bị gây sức ép.

Trung Quốc áp thuế đáp trả Mỹ Trung Quốc áp thuế đáp trả Mỹ Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc Mỹ chính thức áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc Mỹ công bố gói áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc: Còn cửa nào cho đàm phán? Mỹ công bố gói áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc: Còn cửa nào cho đàm phán?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước