Nhãn Sơn La chín sớm

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 24/05/2024 14:59 GMT+7

VTV.vn - Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có hơn 7.600ha nhãn, sản lượng trung bình đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Trong đó có khoảng 300ha nhãn chín sớm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù thời tiết năm nay diễn biến thất thường, nắng nóng kéo dài, nhưng theo ông Đào Xuân Thích - Thành viên HTX Nhãn Thành Công, xã Mường Hung, Sông Mã, tỉnh Sơn La, do áp dụng giống mới, chủ động nguồn nước tưới nên diện tích nhãn chín sớm vẫn cho năng suất cao.

"Ngày xưa là giống nhãn địa phương, sau đó chuyển sang nhãn Thiết miền là cũng đã cho thu nhập ổn định rồi, nhưng đến khi chuyển đổi sang giống nhãn T6 thì nó lại đạt hiệu quả cao quá. Như 1ha nhãn của nhà lúc đầu cắt 42.000 đồng, hiện tại là hơn 30.000 đồng/kg", ông Đào Xuân Thích - Thành viên HTX Nhãn Thành Công, xã Mường Hung, Sông Mã, tỉnh Sơn La chia sẻ.

"Vườn nhà tôi hiện tại đến 90% là nhãn T6 chín sớm. Đầu mùa thì tôi bán được giá 40.000 đồng/kg, rồi hơn 40.000 đồng, năm nay giá khá cao so với năm ngoái", ông Mai Văn Cương - Xã Mường Hung, Sông Mã, tỉnh Sơn La cho biết.

Được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, quả nhãn T6 chất lượng tốt, thơm, ngon và ngọt không kém gì so với nhãn chính vụ nên được rất nhiều thương lái tìm đến thu mua.

"Thu mua về bán tại các chợ đầu mối tại Hà Nội như Long biên, Hà Đông, Mai Linh và một số chợ khác nữa. Các đầu mối tại các chợ đánh giá quả nhãn Sông Mã rất ngon so với các vùng miền khác", ông Trần Thanh Tuấn - Thương lái thu mua nhãn chia sẻ.

Riêng huyện Sông Mã có hơn 7.600ha nhãn, sản lượng trung bình đạt khoảng 60.000 tấn/năm. Trong đó có khoảng 300ha nhãn chín sớm. Tuy diện tích không lớn nhưng hiệu quả kinh tế mà giống nhãn chín sớm mang lại cho người nông dân là không hề nhỏ. Việc mở rộng vùng nhãn chín sớm, rải vụ ở Sông Mã đang là hướng đi hiệu quả.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước