Ảnh minh họa.
Chính phủ Nhật Bản đã lên kế hoạch đưa Nhật Bản trở lại vị trí cường quốc về chất bán dẫn, coi đây là sứ mệnh quốc gia. Trước tiên, Nhật Bản là sẽ hợp nhất các tập đoàn lớn để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Toyota, Sony và NTT… cho biết họ sẽ cùng hợp tác thành lập một công ty mới có tên gọi là "Radius" để sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo, được sử dụng trong siêu máy tính hay trí tuệ nhân tạo AI.
Công ty mới do các tập đoàn lớn của Nhật Bản thành lập cũng sẽ có sự tham gia của các trường đại học lớn là Đại học Tokyo hay Đại học Công nghiệp Tokyo…
Công ty Radius của Nhật Bản dự kiến sẽ đi tắt đón đầu để giành lợi thế, tạo ra các sản phẩm chất bán dẫn ưu việt hơn so với các chất bán dẫn mà các cường quốc bán dẫn khác đang sản xuất.
Dự kiến, công ty Radius có kế hoạch sản xuất chất bán dẫn mới, có kích thước 2 nanomet và có khả năng xử lý nhiều thông tin hơn cũng như sử dụng ít năng lượng hơn so với các chất bán dẫn có kích thước 3 nanomet đang được sản xuất hiện nay. Dự kiến dây chuyền sản xuất sẽ được xây dựng từ khoảng năm 2025 và đưa vào thương mại hóa từ năm 2030.
Để thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này cũng như tiến hành hợp tác với Mỹ trong các dự án sản xuất
Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực chất bán dẫn. Một khoản ngân sách trị giá 4,4 tỷ USD sẽ được sử dụng để hỗ trợ thành lập các nhà máy sản suất bán dẫn trong nước tương tự như Radius.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cũng cho biết, Nhật Bản và Mỹ sẽ thành lập quỹ chung trị giá 9,3 tỷ USD để phát triển chất bán dẫn thế hệ tiếp theo.
Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư công và đầu tư tư nhân trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này ngoài đầu tư tài chính, Nhật Bản cần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực mới có thể nhanh chóng phát triển công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!