Nhiều chính sách “vô tiền khoáng hậu” cho BĐS đầu năm 2014

Hạnh Vân-Thứ tư, ngày 15/01/2014 06:45 GMT+7

Ngay trong đầu năm 2014, nhiều chính sách kích cầu cho thị trường bất động sản đã được ban hành nhằm tháo gỡ một số khó khăn cho thị trường này.

Một số chính sách thắt chặt về tỷ giá, lãi suất, tiền sử dụng đất trong những năm trước đã đẩy thị trường bất động sản năm 2013 lâm vào cảnh hết sức khó khăn. Điều này đã đẩy việc giải quyết nợ xấu hơn lúc nào hết càng khó khăn hơn. Bởi dù nợ xấu của bất động sản chỉ chiếm 6,5% trong tổng số nợ xấu của cả nước, nhưng trong tổng nợ xấu đó hầu hết tài sản thế chấp là bất động sản. Hiểu được sự cần thiết của thị trường này, ngay trong đầu năm 2014, nhiều chính sách đã được ban hành, tháo gỡ một số khó khăn của thị trường bất sản.

Ngay trong những ngày đầu năm của tháng 1/2014, Thông tư liên tịch số 20 ban hành, cho phép các khu vực thực hiện chuyển quyền sưử dụng đất nếu đã đầu tư xây dựng hạ tầng (hiểu nôm na là được phép phân lô bán nền). Đây là tín hiệu tích cực, giải cứu cho thị trường đất nền, bởi thực tế nếu không có thông tư này, các doanh nghiệp sẽ lách luật bằng cách bán giá trị nền trước và giao cho người dân tự xây. Việc cho phép phân lô bán nền đã giải phóng gần 12 triệu m2 đất và nhà còn đang nằm trong diện chờ hợp thức hóa.

‘ Ảnh minh họa

Cũng trong đầu năm, Ngân hàng nhà nước đã có một văn bản mà theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia là “vô tiền khoáng hậu”, theo đó giảm lãi suất hỗ trợ tín dụng cho vay trong gói 30.000 tỷ đồng xuống còn 5%. Quyết định trên đã phần nào tháo bỏ tâm lý lo lắng cho cả doanh nghiệp có sản phẩm trong diện chính sách và cho cả người mua.

Hai chính sách đưa ra hướng tháo gỡ vô cùng hiệu quả cho hàng ngàn doanh nghiệp. Đây là những tín hiệu vui cho thị trường bất động sản vốn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện việc phân lô bán nền không chỉ dừng ở Nghị định, mà được Luật Đất đai thông qua. Việc được quy định trong Luật đã cho thấy sự quan tâm của Chính phủ đến thị trường bất động sản. Không chỉ dừng ở đó, Luật Đất đai sửa đổi bổ sung cũng có hiệu lực trong năm 2014. Điều mà thị trường cần một là sự thống nhất chung về chính sách.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị: “Chính phủ cần giữ sự ổn định vĩ mô, chính sách về mặt tỷ giá, lãi suất ít nhất là 5 năm, 10 năm để doanh nghiệp và người dân yên tâm”.

Với những chính sách kích cầu mới, vẫn cần một độ trễ nhất định thì mới có thể thực hiện hiệu quả. Ngay cả gói 30.000 tỷ đồng, chỉ mới đi qua chưa đến 1/3 thời gian giải ngân, cũng chưa thể đánh giá hết hiệu quả thực sự. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp bất động sản vẫn đặt rất nhiều kỳ vọng vào gói 30.000 tỷ đồng, vào những chính sách mới, tạo ra nhiều tín hiệu tích cực trong giao dịch, từ đó mới có thể tạo ra một thị trường khởi sắc hơn trong năm 2014.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước