Nhiều địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau Nghị quyết 120

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 17/06/2019 10:44 GMT+7

VTV.vn - Với cách sản xuất nông nghiệp "thuận thiên" (quy luật tự nhiên), nhiều địa phương tại ĐBSCL đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Sau đợt hạn mặn lịch sử 2015 - 2016, hàng chục ngàn hecta đất lúa vùng nhiễm mặn, rốn phèn đã được chuyển đổi sang cây trồng phù hợp. Tiền Giang là địa phương chuyển đổi mạnh mẽ với hơn 10.000 ha.

Đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái: mặn, ngọt, lợ. Từ thế mạnh đó, từng tiểu vùng sẽ chọn giống cây trồng vật nuôi phù hợp, giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ nâng cao đáng kể.

Theo các nhà khoa học, không chỉ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chọn được giống cây trồng phù hợp mà vấn đề là làm sao để đầu ra sản phẩm ổn định, giúp nông sản đồng bằng vươn xa.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với đầu ra Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với đầu ra

VTV.vn - Trên thực tế đã có những cây trồng được chuyển đổi rất hiệu quả, cho năng suất cao, bước đầu tạo ra nhiều sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước