Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, từ đầu năm đến nay, tình hình mua bán doanh nghiệp Việt tăng khá rõ, cụ thể trong 3 hình thức đầu tư nước ngoài, bao gồm:
- Dự án cấp mới (gần 200 triệu USD)
- Điều chỉnh vốn đầu tư (hơn 100 triệu USD)
- Góp vốn, mua cổ phần (hơn 1 tỷ USD)
Có thể thấy, hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm cao nhất, lên tới hơn 1 tỷ USD. Trong khi đó, tính phạm vi cả nước, lượt mua cổ phần, góp vốn, cũng tăng khoảng 33% so với cùng kỳ năm 2019.
Doanh nghiệp Việt đang đối diện với nhiều khó khăn dưới tác động từ COVID-19
"Hoạt động đầu tư thông qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đang nổi lên là một xu hướng mới, được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thực hiện so với việc đầu tư truyền thống thông qua việc thực hiện dự án đầu tư", ông Phạm Trung Kiên - Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM nhận định.
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là 3 nước tăng cao nhất, chiếm tới 40% số vụ mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp Việt.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu đa phần các thương vụ M&A hướng tới mục tiêu đầu tư tài chính, chiến lược vượt qua giai đoạn khó khăn, thì nhiều thương vụ bản chất giờ đã khác.
Thời gian qua, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cảnh báo hiện tượng mua bán, sáp nhập còn diễn ra mạnh mẽ hơn thời gian tới dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam có thể bị thâu tóm với giá rẻ.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đã đề xuất phương án tạm thời dừng việc mua bán, sáp nhập trong giai đoạn khó khăn hiện nay
Nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nội, mới đây Chủ tịch VCCI đã đề xuất phương án tạm thời dừng việc mua bán, sáp nhập trong giai đoạn khó khăn hiện nay.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!