Suy thoái kinh tế là bức tranh chung toàn cầu khi các đầu tàu kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu đều rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng do COVID-19.
Theo thống kê chính thức, kinh tế của 19 nước trong khu vực sử dụng đồng Euro suy thoái 12,1% trong quý II - mức thấp chưa từng thấy trong lịch sử. Quý II là giai đoạn đại dịch lên tới đỉnh điểm, tái lập biên giới, phong tỏa thành phố, sản xuất và thương mại hầu như tê liệt. Mức độ suy thoái của nền kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán trước đó báo hiệu quá trình phục hồi sẽ không thể nhanh.
Trung tâm thành phố New York (Mỹ) trong những ngày dịch COVID-19 bùng phát. (Ảnh: Reuters).
Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - cũng chứng kiến mức suy giảm kỷ lục trong quý II. GDP của nước này giảm 32,9%. Đây là mức giảm sâu nhất từ trước đến nay. Đại dịch hoành hành khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ liên tục tăng cao. Tháng 4, khi dịch COVID-19 ở thời kỳ cao điểm, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng kỷ lục 14,7%. Tháng 7 vừa qua, tỷ lệ này có cải thiện hơn, nhưng vẫn ở mức 10,2%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, đại dịch COVID-19 sẽ thổi bay 12.000 tỷ của nền kinh tế thế giới trong đoạn 2020 - 2021. IMF cho rằng trong trường hợp có thể khống chế được dịch bệnh, các nền kinh tế mở cửa lại, kinh tế thế giới có thể hồi phục ở mức 5,8% vào năm 2021.
Dưới đây là những xu hướng mới của nền kinh tế thế giới trong thời gian tới. Những xu hướng này đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động trong một thế giới cạnh tranh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!