Nỗi buồn mang tên "cháy hàng" hay đạo đức kinh doanh thời Corona

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 08/02/2020 12:05 GMT+7

VTV.vn - Từ 50.000 đồng/hộp khẩu trang lên tới 200.000 đồng/hộp, nhiều cửa hàng đã "té nước theo mưa", tự nâng giá khẩu trang khi dịch diễn biến phức tạp.

Dịch bệnh đã khiến rất nhiều điều "bất thường" xảy ra không chỉ tại Trung Quốc mà ngay tại nước láng giềng như Việt Nam. Trước Tết là thịt lợn còn giờ là khẩu trang, những nhu yếu phẩm quá đỗi bình thường trong cuộc sống bỗng một ngày trở nên quý giá và khan hiếm, thậm chí có lúc muốn kiếm cũng không mua được. 

Suốt tuần qua, tràn ngập trên mạng xã hội là những hình ảnh người người khoe cảnh tích trữ khẩu trang và nước sát trùng như một "chiến lợi phẩm". Bên cạnh đó, hình ảnh cũng hot không kém được dân cư mạng chia sẻ là các hiệu thuốc tây treo bảng hiệu "Hết sạch nước rửa tay khô và khẩu trang". Tuần qua, có không ít thông tin gây bức xúc dư luận về tình trạng "chặt chém", ém hàng, ăn theo mùa dịch như thế.  

Phải xử lý thật nặng, đó là bức xúc của cộng đồng mạng. Trước tình hình giá khẩu trang và nước rửa tay đột ngột leo thang, Phó Thủ tướng đã yêu cầu xử nghiêm việc "bán phá giá" khẩu trang và chỉ trong 3 ngày (từ 31/1 - 2/2), lực lượng quản lý thị trường đã xử lý hơn 1.200 vụ vi phạm về giá tại các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế trên cả nước. Theo con số thống kê từ Bộ Y tế, hiện Việt Nam có tới 46 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế và đảm bảo sẽ cố gắng cung ứng đủ cho thị trường tuy nhiên, bên cạnh đó, còn không ít gian thương.

Cùng với những bức xúc trước những động thái lợi dụng dịch bệnh tăng giá, ém hàng, "sống trên lưng sức khỏe cộng đồng" thì may mắn thay, dịch bệnh cũng là lúc chúng ta thấy được những sự sẻ chia từ các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và các cá nhân thiện nguyện. 

Cư dân mạng cùng nhau chia sẻ các địa chỉ tặng khẩu trang hay nước rửa tay miễn phí cho người dân. Tổng công ty Dệt may cũng tăng ca sản xuất khẩu trang kháng khuẩn 7.000 đồng không lợi nhuận cung ứng kịp thời ra thị trường. Rộng hơn là các ngân hàng đang triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nông sản sang Trung Quốc bị thiệt hại. Hay các siêu thị đang huy động thêm quầy kệ, nhân viên giúp tiêu thụ thanh long, dưa hấu bằng giá mua tại vườn để kích cầu, hỗ trợ nông dân.

Thị trường biến động mới phân biệt gian thương hay doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức. Xét cho cùng, hỗ trợ bạn hàng, khách hàng khi khó khăn có thể chịu thiệt trước mắt nhưng về lâu dài lại chính là sự đầu tư cho uy tín thương hiệu và lợi nhuận trong tương lai.

Có hiện tượng thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái chế bán lại Có hiện tượng thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái chế bán lại

VTV.vn - Đang có dấu hiệu một số người lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa để thu gom dụng cụ y tế kém chất lượng như khẩu trang y tế dùng một lần và bán ra thị trường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước