Nông dân Hải Dương tự tay phá bỏ su hào vì mất giá

Phương Thúy (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 14/03/2018 16:54 GMT+7

VTV.vn - Dù đã quá vụ thu hoạch nhưng su hào của bà con ở thôn Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương vẫn còn nguyên ở trên đồng do không ai thu hái.

Thậm chí, có ruộng còn bị bà con phá bỏ, bởi từ Tết đến giờ giá su hào xuống quá thấp, không bõ công người dân thu hái.

Phải tự tay đổ bỏ những củ su hào do mình dày công chăm sóc, ông Hùng (xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương) không khỏi xót xa. Nhà có 2 mảnh ruộng trồng su hào, ông đã phải cho không thương lái 1 ruộng, nhưng đến ruộng này thương lái không lấy nữa, ông đành phá bỏ. Mất đến 5 ngày trời, ông mới phá xong ruộng su hào.

Những ngày này trên khắp các cánh đồng thôn Xuân Nẻo đâu đâu cũng thấy su hào bị nhổ bỏ. Từ sau Tết giá su hào xuống thấp, thương lái ngừng thu mua, không còn cách nào, bà con đành phá bỏ để trồng cây khác.

Để trồng được 1 củ su hào, người dân phải mất 2 tháng chăm sóc. Chỉ tính riêng tiền giống đã mất 200 đồng/củ, thế nhưng thương lái thu mua với giá chỉ 200 - 300 đồng/củ, thậm chí có nơi thương lái ngừng thu mua.

Trong khi bà con ở Hải Dương phải nhổ bỏ su hào, cách đó chỉ chừng 60km, tại các chợ cóc Hà Nội, su hào vẫn được bán với giá 3.000 đồng/củ. Điều này cho thấy, khi qua các khâu trung gian, giá su hào đã được đẩy lên cao, mang lại lợi nhuận lớn, trong khi người tiêu dùng và bà con nông dân phải chịu thiệt.

Quy trình trồng su hào sạch khác gì với trồng thông thường? Quy trình trồng su hào sạch khác gì với trồng thông thường?

VTV.vn - Trước nhu cầu về thực phẩm sạch ngày càng tăng, nhiều nông dân đã chuyển sang hình thức canh tác su hào sạch theo quy trình VietGAP.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước