Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí)
Tờ Lao động sáng 15/10 dẫn lời Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, Việt Nam hiện có 3 toa: Sản xuất, chế biến và tiếp thị, trong đó sản xuất tương đối tốt nhưng 2 toa còn lại đang yếu. Thực tế, 80 - 90% sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô sang thị trường các nước, hoặc xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên giá trị thu về không cao.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN cũng đồng tình rằng điểm yếu của nông sản Việt là ở ý thức về thương thiệu khó "ghi điểm" so với nông sản các quốc gia khác đầu tư công phu về hình ảnh, chất lượng, thương hiệu.
Muốn gây dựng được thương hiệu bền vững, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trích dẫn trên báo điện tử Chính phủ, trước tiên cần đảm bảo được 2 yếu tố đó là chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hôm qua (14/0), trên trang chủ của nhiều báo điện tử đã giật title "Chính phủ sẽ đi "chợ" cùng nông dân" - đây là cam kết mạnh mẽ của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. "Chợ" ở đây không chỉ là chợ nội địa với 90 triệu khách, mà là chợ toàn cầu với 7 tỷ dân. Tuy nhiên, để đi chợ, trước tiên, người nông dân cũng cần có hàng tốt, ưu tiên nhiều hơn nữa về chất hơn là lượng.
Trên tờ Lao động có phản ánh về một bạn trẻ sau khi đi du học về đã quyết định bỏ việc ở ngân hàng và về quê làm nông dân, thuê trang trại và trồng hoa hồng. Lứa hoa đầu tiên mang về cho cô giá trị gấp 20 lần. Tuy nhiên, đáng chú ý hơn là cô nông dân này đã làm được cả 3 toa: Sản xuất - chế biến - đi chợ (chợ online). Thực tế cho thấy, những tấm gương như vậy về nông dân của nền kinh tế số không còn ít và có thể hi vọng vào một thế hệ nông dân 3 toa như vậy sẽ sớm thay đổi cục diện của nông sản Việt.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!