Nước Anh sẽ như thế nào sau cú sốc mang tên Brexit?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 27/06/2016 10:14 GMT+7

VTV.vn - Hàng loạt những khó khăn và thách thức được dự đoán đang chờ đợi nước Anh sau khi cử tri nước này lựa chọn rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23/6 vừa qua.

Theo đó, 24 giờ sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, Ngoại trưởng 6 nước thành viên sáng lập EU đã nhóm họp tại thủ đô Berlin, Đức và ra tuyên bố chung kêu gọi nhanh chóng tiến hành đàm phán về sự ra đi của Anh.

"Việc nước Anh rời châu Âu phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, để chúng ta không rơi vào tình trạng lấp lửng, và châu Âu có thể sớm tập trung vào tương lai của mình", ​ ông Frank Walter Steinmeier - Ngoại trưởng Đức cho biết.

Theo kế hoạch vào ngày mai 28/6 tới đây, Nghị viện châu Âu tổ chức phiên họp toàn thể đặc biệt tại Brussels, Bỉ. Tại đây, thủ tướng Anh David Cameron sẽ kích hoạt điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon bằng một lá thư, hoặc một bài diễn văn tại phiên họp, qua đó, chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm về việc ra đi của nước Anh.

Hàng loạt khó khăn và thử thách được dự đoán đang chờ nước Anh sau Brexit
Hàng loạt khó khăn và thử thách được dự đoán đang chờ nước Anh sau Brexit

Trong 3 tháng tới, Anh sẽ tiến hành đàm phán lại rất nhiều các thỏa thuận liên quan tới EU, bao gồm hạn ngạch đánh bắt cá, quy tắc dịch vụ tài chính, tiêu chuẩn y tế và an toàn. Tuy nhiên, tâm lý bất mãn đối với Anh ở châu Âu, đặc biệt là tại Pháp, Đức, Hà Lan – những nước tổ chức bầu cử trong năm 2017 sẽ làm mọi việc trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, Anh cũng sẽ phải tự đàm phán các hiệp định thương mại riêng với phần còn lại của thế giới, với tư cách quốc gia không là thành viên của EU.

Vào tháng 10/2016, Đại hội đảng Bảo thủ sẽ chọn ra một thủ tướng mới, thay thế cho ông David Cameron (đã tuyên bố sẽ từ chức ngay sau kết quả chưng cầu dân ý được công bố). Nhà lãnh đạo mới của Anh được dự đoán sẽ ngay lập tức phải đối mặt với áp lực rất lớn từ Scotland, nơi đa số người dân muốn ở lại EU và đang đề cập tới một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập.

"Nguyên tắc của chúng tôi trong trường hợp này là bảo vệ quyền lợi của Scotland. Tôi không bắt đầu từ vấn đề độc lập, nhưng nếu độc lập là cách duy nhất để bảo vệ quyền lợi của Scotland thì đó cũng sẽ là một lựa chọn cần xem xét", bà Nicola Sturgeon – Bộ trưởng Thứ nhất Scotland cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước