Đường bay "ngách": Cứu cánh của các hãng hàng không?

VTV Digital-Thứ tư, ngày 15/07/2020 10:50 GMT+7

VTV.vn - Tính từ tháng 5 đến nay, nhiều hãng hàng không đã các đường bay để kết nối các địa phương với những điểm du lịch nổi tiếng.

Báo Giao thông số ra sáng nay (15/7) có bài viết: "Ồ ạt mở đường bay ngách liệu có cứu được hàng không?". Hàng loạt đường bay ngách nối các sân bay địa phương liên tiếp được mở như: Hải Phòng - Buôn Ma Thuột, Hải Phòng - Điện Biên hay Đà Lạt - Phú Quốc, Đà Nẵng - Vân Đồn.

Tính từ tháng 5 đến nay, Vietnam Airlines đã mở tổng cộng 22 đường bay, tập trung kết nối các địa phương với những điểm du lịch nổi tiếng. Còn Vietjet cũng công bố cùng lúc mở 8 đường bay mới. Việc mở các đường bay trên giúp các hãng hàng không chi trả được chi phí biến đổi (nhiên liệu bay, lương phi hành đoàn...) và cá chi phí cố định mỗi tháng, mang lại dòng tiền cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, nếu kết quả khai thác thị trường ngách tốt, tỷ lệ sử dụng ghế cao, về lâu dài các hãng sẽ phải tính đến việc nghiên cứu lại chiến lược phát triển mạng cảng hàng không sân bay, chú trọng hơn nữa đến các sân bay địa phương.

Nhiều khách sạn thuộc phân khúc từ một đến ba sao tại Đà Nẵng đang rao bán. Nguyên nhân là do kinh doanh quá ế ẩm vì dịch COVID-19. Theo Báo Pháp luật TP HCM, thông tin này đã được xác nhận từ Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.

Đường bay ngách: Cứu cánh của các hãng hàng không? - Ảnh 1.

Đáng chú ý, việc rao bán này chủ yếu rơi vào phân khúc thấp, từ một đến ba sao, vốn đang có dấu hiệu dư thừa tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, phân khúc cao hơn vẫn kinh doanh được. Theo báo cáo của TP Đà Nẵng, số lượt khách các cơ sở lưu trú 6 tháng đầu năm 2020 đã giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ năm ngoái.

Biểu giá bậc thang không hợp lý, cần được cải tiến để tránh tình trạng tiền điện nhiều hộ tăng vọt mùa nắng nóng. Quan điểm này được ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đưa ra tại tọa đàm về chỉ số công tơ, hóa đơn tiền điện tăng cao, chiều 14/7. Thông tin này được đăng tải trên VnExpress.

Bình luận thêm về phương án một giá điện, đại diện EVN cho rằng, cơ quan quản lý sẽ tính toán để đưa ra phương án hợp lý trên cơ sở giá điện bình quân, và dù với phương án nào, hệ thống kỹ thuật của tập đoàn đều đáp ứng và hỗ trợ.

Đường bay ngách: Cứu cánh của các hãng hàng không? - Ảnh 2.

Trong khi đó, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng: "Một giá điện là khó khả thi với cơ cấu nguồn điện đang thiếu hiện nay ở Việt Nam". Singapore đang áp dụng một giá nhưng với giá bán lẻ rất cao, trên 24 cent/ kWh hay một số bang của Australia đang áp giá 30 cent/kWh (tương đương 4.000 đồng/kWh). "Với mức giá cao như vậy liệu người dân Việt Nam có chịu được không và ngành điện có thể phát triển bền vững được không. Ngay tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật..., họ vẫn duy trì chính sách giá bậc thang để khuyến khích người dân dùng tiết kiệm năng lượng".

Đại diện EVN cho biết, kết quả kiểm tra tại 5 tổng công ty điện lực vừa qua cho thấy, có hơn 6.270 trường hợp phải điều chỉnh, xử lý hóa đơn sai, hỏng do ghi sai chỉ số. EVN cho biết, sẽ siết lại quy trình kinh doanh ghi chỉ số công tơ điện. Từ đầu tháng 7, tập đoàn này đã bổ sung thêm 2 bước kiểm soát thông qua việc đặt ngưỡng cảnh báo. Khi vượt ngưỡng tăng 30%, thay vì chỉ cảnh báo cho cán bộ ghi chỉ số, các cấp cao hơn như lãnh đạo đơn vị phải tổ chức kiểm tra, đảm bảo ghi chỉ số này thực hiện đúng quy định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước