Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Qatar Saad bin Sherida al-Kaabi đã công bố quyết định rút khỏi OPEC vào tháng 12/2018. OPEC trả lời rằng họ tôn trọng quyết định của Qatar. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Trung Đông rời khỏi tổ chức này kể từ khi thành lập vào năm 1960.
Ông David Wech, Tổ chức năng lượng JBC nói: "Sự ra đi của Qatar chỉ quan trọng về mặt chính trị. Về xuất khẩu dầu thô, vai trò của Qatar trong tổ chức OPEC không quan trọng, thậm chí không có tên trong top 25 toàn cầu".
Theo ông al-Kaabi, Qatar chỉ sản xuất khoảng 600.000 thùng dầu thô mỗi ngày, trở thành nhà sản xuất lớn thứ 11 trong liên minh 15 quốc gia. Vì sản lượng dầu của Qatar không cao nên sẽ không ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu khi Qatar rời khỏi tổ chức.
Ông Stephen Schork - người sáng lập tổ chức báo cáo năng lượng The Schork Report nói: "Tuy sản lượng dầu thô thấp nhưng Qatar đứng trong 5 nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và đó sẽ là hướng đi mới của Qatar sau khi rời khỏi OPEC".
Doha là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu, với sản lượng hàng năm là 77 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cho biết, Doha có kế hoạch tăng sản lượng lên 110 triệu tấn vào năm 2024, đồng thời giảm dần sản lượng khai thác dầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!