“Siết” quản lý người bán hàng nước ngoài trên sàn thương mại điện tử

Linh Linh-Thứ sáu, ngày 09/04/2021 17:08 GMT+7

VTV.vn - Những người kinh doanh gian hàng nước ngoài trên các sàn thương mại điện tử có thể sẽ bị quản lý chặt chẽ hơn.

Đây là điểm mới vừa được Bộ Công Thương đề xuất bổ sung khi sửa đổi Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử, bởi trước đây chưa có điều luật rõ ràng đối với các gian hàng nước ngoài nên khi có tranh chấp về sản phẩm, người tiêu dùng khó có thể được bảo vệ quyền lợi.

Cùng một loại sản phẩm, một bên là hàng bán trong nước có giá 350.000 đồng, bên kia là hàng gửi từ nước ngoài, nhưng giá chỉ bằng 2/3. Giá rẻ, mẫu mã đa dạng nên ngày càng có nhiều người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm đến từ gian hàng nước ngoài.

“Siết” quản lý người bán hàng nước ngoài trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Để quản lý những người bán nước ngoài, Bộ Công Thương đề xuất sàn thương mại điện tử với vai trò người trung gian phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin người bán. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

"Thường tôi hay mua đồ trên các gian hàng quốc tế nhiều hơn, vì trên đó lựa chọn hàng hóa nhiều hơn rất là nhiều", anh Phạm Tiến Thịnh chia sẻ.

Bên cạnh đó, chủ sàn cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ nếu khách hàng có khiếu nại về sản phẩm. Dự thảo cũng yêu cầu các sàn phải nhận ủy thác của người mua với hàng hóa do gian hàng nước ngoài cùng cấp, hoặc người bán nước ngoài phải có đại lý thương mại tại Việt Nam.

Để quản lý những người bán nước ngoài, Bộ Công Thương đề xuất sàn thương mại điện tử với vai trò người trung gian phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin người bán, cũng như cung cấp công cụ tra cứu thông tin doanh nghiệp trên sàn, ngăn chặn sự thiếu trung thực trong quá trình cung cấp sản phẩm.

“Siết” quản lý người bán hàng nước ngoài trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 2.

Các sàn thương mại điện tử chỉ chấp nhận thanh toán cho nhà cung cấp khi khách hàng hài lòng với sản phẩm. (Ảnh minh họa: NLĐ)

"Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu đề xuất bổ sung vào Nghị định 52/2013 về thương mại điện tử, nhằm tăng cường tính minh bạch trong thông tin mà người người bán nước ngoài cần phải cung cấp, cũng như vai trò của các đơn vị quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc tiếp nhận, đại diện cho người bán nước ngoài để giải quyết những khiếu nại của người tiêu dùng", bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, cho biết.

Hiện tại, một số sàn thương mại điện tử cũng quy định thời gian đổi trả hàng từ 7 - 14 ngày nếu hàng gửi phát sinh lỗi. Các sàn thương mại điện tử chỉ chấp nhận thanh toán cho nhà cung cấp khi khách hàng hài lòng với sản phẩm.

Trục lợi trên sàn thương mại điện tử ngày càng tinh vi Trục lợi trên sàn thương mại điện tử ngày càng tinh vi

VTV.vn - Tình trạng trục lợi như bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên các sàn thương mại điện tử đang gia tăng nhưng các biện pháp ngăn chặn vẫn chưa hiệu quả.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước