Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá

Thuỳ An-Thứ hai, ngày 19/07/2021 15:04 GMT+7

VTV.vn - Không có cảnh xếp hàng dài chờ thanh toán, các kệ đầy hàng hoá… là hình ảnh của nhiều siêu thị tại Hà Nội trong sáng nay (19/7).

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 1.

Ghi nhận tại siêu thị Big C Thăng Long vào sáng nay (19/7), không có cảnh người dân đổ xô đi mua hàng thiết yếu

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 2.

Rau củ quả đầy ắp trên các kệ hàng

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 3.

Đa dạng các mặt hàng gạo để người dân lựa chọn

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 4.

Quầy thực phẩm tươi sống cũng rất đa dạng và đầy đủ số lượng

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 5.

Tương tự Big C, hàng hoá cũng đầy ắp các kệ hàng tại siêu thị AEON

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 6.

Bà Trần Thu Quỳnh – Giám đốc Thu mua khu vực miền Bắc, Công ty TNHH AEON Việt Nam, cho biết từ 1 tuần trước, bộ phận thu mua của AEON Việt Nam đã chủ động làm việc với nhà cung cấp tại khu vực phía Bắc để tăng lượng hàng dự trữ đối với các sản phẩm thực phẩm khô (mì, miến, gạo, …) lên khoảng 1,5 lần so với trước đó

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 7.

Từ ngày hôm nay 19/07, AEON Việt Nam cũng tăng thêm trữ lượng hàng tươi sống lên 1,5 – 2 lần với tùy mặt hàng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của khách hàng

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 8.

Quầy hải sản tươi sống tại AEON Mall sáng nay cũng rất nhiều hàng

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 9.

Còn tại MM Mega Market Thăng Long sáng nay, không có bất cứ sự thiết hụt về hàng hoá nào diễn ra

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 10.

MM Mega Market Việt Nam cho biết, sau khi thông tin từ UBND Hà Nội về các biện pháp cấp bách, phòng chống COVID-19 được thông tin ra thì lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị ở Hà Nội vào chiều tối hôm qua tăng khoảng 20 – 30% so với các ngày trước đó. Tuy nhiên siêu đã có sự chuẩn bị sớm khi tăng nguồn hàng dự trữ lên 30% từ 2 tuần trước

Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hoá - Ảnh 11.

MM Mega Market cho biết đảm bảo đủ số lượng hàng hóa thiết yếu cung cấp ra thị trường và luôn áp dụng “Chính sách bình ổn giá” đặc biệt tại thời điểm mà nhu cầu của người dân tăng cao đỗi với thực phẩm thiết yếu

Chiều tối qua (18/7), không ít người dân tại Hà Nội đã đổ đến các siêu thị, Trung tâm thương mại để mua sắm hàng hóa, thực phẩm thiết yếu sau khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Công điện có hiệu lực từ 0 giờ sáng nay (19/7)

Về việc cung ứng hàng hoá cho người dân, Sở Công Thương Hà Nội khẳng định nguồn hàng hóa thiết yếu dự trữ để phục vụ người dân tăng từ 30-50%, trong điều kiện sức mua tăng nóng vài ngày thì nguồn hàng vẫn dồi dào.

Cũng theo Sở Công Thương Hà Nội, dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.

Đồng thời, ngành công thương thành phố xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa theo các cấp độ.

Đó là cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh trở lên tổng trị giá lượng hàng hóa là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ trên 3.000 đến 30.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 5.359,05 tỷ đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước