"Sóng thần" COVID-19 "nhấn chìm" tàu du lịch vịnh Hạ Long

VTV Digital-Thứ hai, ngày 24/05/2021 09:27 GMT+7

VTV.vn - Tàu nằm bến quá lâu, hiện đang bị hư hỏng nhiều, không có nguồn để bảo trì, sửa chữa, rao bán cũng không mấy ai mua.

Hơn 500 con tàu du lịch, từ sang trọng tới bình dân, giá từ một vài tỷ tới cả vài trăm tỷ/con trên vịnh Hạ Long đang bị "nhấn chìm" không thương tiếc bởi "sóng thần" COVID-19. Tàu nằm bến quá lâu, hiện đang bị hư hỏng nhiều, không có nguồn để bảo trì, sửa chữa, rao bán cũng không mấy ai mua, theo tờ Diễn đàn Doanh nghiệp.

Theo chia sẻ của các chủ tàu ở Quảng Ninh, làn sóng bán tàu du lịch vịnh Hạ Long bắt đầu kể từ đợt COVID-19 thứ 2, bởi để "nuôi sống" một con tàu, cần rất nhiều chi phí, trong đó trả nợ vay là một áp lực không nhỏ. Khi đóng tàu, rất ít chủ tàu đủ vốn, phần lớn vay vốn ngân hàng.

Sóng thần COVID-19 nhấn chìm tàu du lịch vịnh Hạ Long - Ảnh 1.

Hơn 500 con tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đang bị "nhấn chìm" không thương tiếc bởi "sóng thần" COVID-19. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh, tính đến thời điểm này, tổng dư nợ vốn cho vay liên quan đến tàu du lịch là gần 2.000 tỷ đồng, nhiều chủ tàu đã tính bán tàu để cắt lỗ, nhưng từ 1/9/2020 - 7/5/2021, chỉ có 29 tàu du lịch được chuyển quyền sở hữu. Vỡ nợ, thậm chí khánh kiệt là nguy cơ hiện hữu với không ít chủ tàu.

Bán lẻ đổ bộ online 

Không còn xem kênh trực tuyến như một chiêu bài truyền thông, nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có quy mô lớn ở Việt Nam đã đồng loạt công bố các kế hoạch đầu tư nghiêm túc vào mảng này trong thời gian tới, theo tờ Nhịp cầu đầu tư.

Sóng thần COVID-19 nhấn chìm tàu du lịch vịnh Hạ Long - Ảnh 2.

Không còn xem kênh trực tuyến như một chiêu bài truyền thông, nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng kế hoạch đầu tư nghiêm túc vào mảng này trong thời gian tới. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Có nhiều lý do cho làn sóng "đổ bộ" lên online của các doanh nghiệp bán lẻ nhưng nguyên nhân sâu xa, theo ông Trần Hùng Thiện, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường GCOMM, là xu hướng này được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu và bài học của Mỹ và Trung Quốc - 2 thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới.

Thông thường, doanh nghiệp đề ra mục tiêu đóng góp mảng kinh doanh trực tuyến càng lớn, mạng lưới cửa hàng vật lý phải giảm đi. Thế nhưng nghịch lý mở rộng điểm bán trong xu thế online trở thành hợp lý khi giúp người dùng tăng trải nghiệm trong môi trường đa kênh. Mạng lưới cửa hàng dày đặc sẽ đóng vai trò như kho phân tán của doanh nghiệp để tối ưu thời gian giao hàng. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước