Sức ép cải tiến năng suất trong hội nhập

Việt Linh - Đức Hưng (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 18/01/2020 13:42 GMT+7

VTV.vn - Với sự hỗ trợ của Chương trình 712, đã có nhiều mô hình doanh nghiệp thành công nhờ được hướng dẫn các công cụ cải tiến năng suất và hệ thống quản lý chất lượng.

Trong nhiều năm qua, một doanh nghiệp đã phối hợp với các viện nghiên cứu nhằm đổi mới hệ thống dây chuyền sản xuất được đầu tư trước đó. Cùng với sự tư vấn từ các chuyên gia của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 (Chương trình 712) của Chính phủ, kết quả sản xuất đã thay đổi tích cực như: giảm thời gian xử lý lỗi sự cố gây dừng máy, giảm thời gian hao phí do cài đặt máy từ 48% xuống 0%, nâng chỉ số OEE (hiệu suất tổng thể thiết bị) từ 35% - 56%.

Doanh nghiệp cam kết sẽ tiếp tục duy trì và nhân rộng phương pháp quản lý năng suất, theo dòng nguyên liệu cho các công đoạn sản xuất khác chưa được lựa chọn cải tiến trong giai đoạn này và nhân rộng cho cả các dây chuyền sản xuất khác của doanh nghiệp.

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bài toán nâng cao năng suất có thể được các doanh nghiệp Việt thực hiện mà không nhất thiết cần một sự đầu tư lớn. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt có thể nâng cao năng suất bằng sự cải thiện môi trường làm việc ngay tại doanh nghiệp, bắt đầu từ những kiểm soát rất nhỏ, tránh lãng phí tiêu hao nguyên liệu.


Nâng cao sức cạnh tranh từ cải tiến năng suất Nâng cao sức cạnh tranh từ cải tiến năng suất

VTV.vn - Khi áp dụng TPM hiệu suất máy móc của doanh nghiệp có thể tăng từ 20 - 30%, thậm chí đến hơn 70%.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước